Công ty chúng tôi chuyên kiểm định an toàn máy nén khí (bình khí nén) với giá (chi phí) hợp lí và quy trình, quy định, thời hạn tốt nhất 2020
Liên hệ: 0976464688 (Ms. Hồng)
Tổng quan về máy nén khí
Máy nén khí là thiết bị lấy không khí từ bên ngoài được nén vào bình chứa vì vậy áp suất trong bình lớn (áp suất của không khí trong bình chứa phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể từ 8 bar cho đến vài chục bar). Từ bình chứa không khí nén được phân phối tới các máy, thiết bị sử dụng hơi. Ví dụ như máy thổi, sung bắn hơi, các tuốc-bin hơi, công nghệ phun sơn…
Các loại máy nén khí cần phải kiểm định
- Các bình khí nén có dung tích trên 25 lít, tích số giữa áp suất làm việc P (tính bằng bar) và thể tích chứa V (tính bằng lít) được áp dụng theo công thức P x V < 200. Ngoài ra các chai chứa khí hóa lỏng, khí hòa tan không áp dụng cho quy trình kiểm định này.
- Như vậy ngoài các bình chứa khí nén kể trên tất cả đều phải kiểm định.
Vì sao phải kiểm định máy nén khí?
- Máy nén khí là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định trong thông tư 05/2014 – BLĐTBXH. Do chúng có chứa áp suất cao dễ gây cháy nổ vì thế để đảm cho thiết bị làm việc an toàn chúng ta phải kiểm định theo đúng các quy định hiện hành.
- Mặt khác trong quá trình kiểm định sẽ phát hiện ra các khuyết tật, hư hỏng và từ đó kịp thời khắc phục nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động cũng như nâng cao năng suất làm việc của thiết bị.
Mức phí phạt khi không kiểm định máy nén khí
Theo mục 5 của nghị định 95/2013-NDCP ban hành ngày 22/8/2013 có quy định mức xử phạt như sau:
Phạt tiền người sử dụng lao động nếu vi phạm các quy định về sử dụng những loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
- a)Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loạimáy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- b)Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- c)Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vitiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
- d) Nếu không kiểm định thiết bị sẽ phạt từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.
Điều kiện để kiểm định máy nén khí
- Máy nén khí đang trong tình trạng sẵn sang phục vụ cho công tác kiểm định, bình chứa khí nén không bị móp méo biến dạng hoặc rỉ sét và có đầy đủ các thiết bị an toàn như: rờ-le áp suất, đồng hồ áp, van an toàn.
- Các yếu tố về môi trường thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Đôi với các thiết bị nhập khẩu hoặc mới vừa xuất xưởng phải có hồ sơ xuất xứ đầy đủ.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải được đảm bảo.
Tiêu chuẩn kiểm định máy nén khí
- QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
- TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
Phí kiểm định máy nén khí
STT |
Tên |
Đơn vị |
Đặc tính kỹ thuật |
Chi phí |
1 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Đến 2m3 |
500.000 |
2 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 2m3 đến 10m3 |
800.000 |
3 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 10m3 đến 25m3 |
1.200.000 |
4 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 25m3 đến 50m3 |
1.500.000 |
5 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 50m3 đến 100m3 |
4.000.000 |
6 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 100m3 đến 500m3 |
6.000.000 |
7 |
Máy nén khí (bình khí chứa khí nén) |
Thiết bị |
Trên 500m3 |
7.500.000 |
Được quy định cụ thể trong Thông tư 73/2014/TT-BTC, tuy nhiên đây chỉ là bảng giá mang tính chất tham khảo còn trên thực tế phí kiểm định bình khí nén phụ thuộc vào số lượng bình cũng như vị trí lắp đặt thiết bị. Vì vậy hãy liên hệ với bộ phận kinh doanh để được báo giá chính xác nhất cho từng trường hợp.
Thời hạn kiểm định máy nén khí
- Đối với thiết bị ngoại nhập lần đầu tiên đưa vào sử dụng thời hạn sử dụng là 3 năm, định kỳ là 2 năm, nếu trên 24 năm thời hạn còn 1 năm.
- Tuy nhiên thời hạn kiểm định còn phụ thuộc tình trạng làm việc của máy móc hiện tại cũng như công tác bảo trì bảo dưỡng của đơn vị sử dụng. Mà kiểm định viên sẽ đưa ra quyết định thời hạn kiểm định chính xác sau khi hoàn tất quy trình kiểm định.
Kiểm định máy nén khí khi nào?
Về tổng quan sẽ có 3 hình thức kiểm định máy nén khí đó là:
- Kiểm định máy nén khí lần đầu: Máy nén khi mới xuất xưởng trước khi đưa vào hoạt động bắt buộc phải kiểm định lần đầu.
- Kiểm định máy nén khí định kỳ: Là khi hết thời hạn kiểm định lần đầu hết hiệu lực thì các kỳ kiểm định tiếp theo được gọi là kiểm định định kỳ.
- Kiểm định máy nén khí bất thường: Là sau khi thiết bị được đại tu, sửa chữa hoặc là theo yêu cầu của thanh tra hoặc là chủ sở hữu. Hay là trong qua trình vận chuyển xảy ra sự cố nghi ngờ ảnh hưởng đến an toàn của thiết bị.
Quy trình kiểm định máy nén khí
- Đầu tiên là kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy nén khí xem chúng có phù hợp với thiết bị trên hiện trường không? Các kiến nghị kiểm định lần trước (nếu có).
- Tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và bên trong của thiết bị. Bên ngoài ta dung phương pháp trực quan để quan sát tổng thể xem bình chứa khí nén có bị móp méo biến dạng, rỉ sét không, cũng như các thiết bị an toàn còn đầy đủ hay không? Tình trạng đường hàn còn tốt hay không?
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Theo như quy định thì 6 năm chúng ta tiến hành thử thủy lực một lần. Còn các thiết bị định kỳ dưới 6 năm chúng ta có thể bỏ qua bước thử thủy lực, mà tiến hành kiểm tra chiều dày thành bình bằng thiết bị siêu âm bề dày kim loại.
- Kiểm tra vận hành: Cho máy chạy trong điều kiện hoạt động bình thường, thời gian thử là 60 phút.
- Xử lý kết quả kiểm định: Đối với thiết bị đạt yêu cầu sau khi kết thúc quy trình kiểm định thiết bị sẽ được dán tem kiểm định, còn các thiết bị chưa đạt yêu cầu thì còn tùy vào tình trạng thực tế mà bên đơn vị kiểm định có kiến nghị chủ sở hữu máy nén khí khắc phục trong thời gian sớm nhất. Sau đó sẽ tiến hành quy trình kiểm định từ đầu nếu đạt yêu cầu sẽ dám tem và cấp phiếu kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm định trước phải đạt yêu cầu thì các bước sau mới được tiến hành, cứ làm theo trình tự các bước và được ghi chép vào biên bản hiện trường (theo quy định tại Phụ lục 01 của quy trình kiểm định thiết bị áp lực) biên bản này sẽ lưu giữ tại đơn vị kiểm định.
Tại sao phải siêu âm bề dày của bình chứa khí nén?
Vì trong quá trình Bình làm việc nếu chúng ta không bảo trì bảo dưỡng bình thường xuyên và quan trọng nhất là không xả nước trong bình chứa khí nén thường xuyên, nước tích tụ lâu ngày sẽ gây hiện tượng ăn mòn làm cho thành bình mỏng đi nên mỗi kỳ kiểm định phải tiến hành siêu âm bề dày để theo dõi mức độ ăn mòn và chiều dày còn lại của bình có đủ làm việc an toàn hay không?
Công thức kiểm tra bề dày thân Bình: Chiều dày định mức cho phép của thân bình dạng hình trụ, chịu áp lực bên trong, được xác định theo công thức sau :
Khi tính ra được bề dày tối thiểu của bình ta so sánh với kết quả siêu âm được sẽ đánh giá được tình trạng của bình. – Công thức kiểm tra bề dày đáy cong của Bình: Chiều dày định mức cho phép của đáy bình dạng đáy cong, chịu áp lực bên trong, được xác định bởi công thức sau:
Khi tính ra được bề dày tối thiểu của đáy cong bình ta so sánh với kết quả siêu âm được sẽ đánh giá được tình trạng của bình.
Vì sao bạn chọn chúng tôi?
- Nhân viên được đào tạo bài bản từ Cục an toàn lao động.
- Quy trình làm việc khép kín nhanh gọn.
- Chi phí kiểm định máy an toàn máy nén khí cạnh tranh.
- Ngoài việc kiểm định chúng tôi còn tư vấn miễn phí các thủ tục giấy tờ liên quan khác giúp doanh nghiệp hiểu rõ tránh việc bị phạt tiền oan uổng.
Quy trình làm việc giữa chúng tôi và khách hàng
Bước 1: Khi quý khách hàng chấp nhận bảng báo giá đơn hàng và ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh sẽ gửi thông tin qua phòng kỹ thuật chuyên trách về thiết bị áp lực (cụ thể ở đây là máy nén khí).
Bước 2: Kiểm định viên thiết bị áp lực sẽ liên hệ với quý khách hàng để bàn bạc phương án kiểm tra cũng như chuẩn bị cho quy trình kiểm định trực tiếp với người chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định an toàn máy nén khí.
Bước 3: Lên lịch kiểm định để 02 bên thống nhất đồng ý.
Bước 4: Tiến hành theo đúng quy trình kiểm định máy nén khí.
Bước 5: Nếu thiết bị đạt yêu cầu:
- Dán tem kiểm định;
- Ký kết biên bản kiểm định hiện trường;
- Hẹn ngày giờ bàn giao phiếu kết quả kiểm định;
Bước 6: Nếu thiết bị không đạt yêu cầu:
- Hướng dẫn khắc phục sữa chữa;
- Hẹn ngày giờ tiến hành kiểm định lại (không mất phí lần nữa);
Bước 7: Quý khách hàng tiến hành trả phí kiểm định và 02 bên làm biên bản thanh lý hợp đồng;
Thời gian hoàn thành việc kiểm định mất bao lâu
Thông thường sau khi hoàn thành quy trình kiểm định thì 2 đến 3 ngày chúng tôi sẽ giao toàn bộ hồ sơ kiểm định. Nếu trường hợp cần gấp thì quý khách hàng cần liên hệ trước với chúng tôi.
Cách phòng chống tai nạn máy nén khí
- Bảo trì bảo dưỡng theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo.
- Không để thiết bị làm việc quá áp suất quy định.
- Máy nén khí phải được nối đất, nối không để tránh rò rỉ điện gây giật điện.
- Không để bình chứa khí nén gần các thiết bị có nguồn nhiệt lớn.
- Tránh va chạm bình chứa khí nén với các vật sắt nhọn.
- Kiểm định định kỳ theo đúng quy định của nhà nước.
- Nhân viên vận hành máy nén khí phải được đào tạo và có chứng chỉ nghề vận hành và chứng chỉ an toàn vận hành thiết bị áp lực.
Các tai nạn máy nén khí điển hình từ trước đến nay
- Nổ các bình chứa khí nén ở áp suất cao, đây là tai nạn thường gặp nhất nguyên nhân là do bình chứa quá áp mà các thiết bị an toàn như: rờ-le không ngắt, van an toàn không hoạt động.
- Đối với các máy nén piston các bộ phận truyền động không được che chắn chúng ta có thể bị cuốn vào dây cuaroa.
- Điện giật do máy nén khí bị rò rỉ điện.
Ø TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Ø CÁC KHÓA HỌC KHÁC
Ø DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CHỨNG THƯ SỐ LÊN MẠNG ĐẤU THẦU QUỐC GIA
Ø DỊCH VỤ TƯ VẤN XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN HẠNG 1, HẠNG 2, HẠNG 3
Ø CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TỔ CHỨC
Ø CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CÁ NHÂN
Ø Đấu Thầu Nâng Cao
Ø Đấu Thầu Qua Mạng
Ø Thẩm Định Thầu
Ø Đăng Ký Nhà Thầu
Ø Đăng Ký Chứng Thư Số Nhà Thầu
Ø Đăng Ký Chứng Thư Số
Ø Chỉ Huy Trưởng
Ø Giám Sát Thi Công Xây Dựng Công Trình
Ø Kỹ Sư Định Giá Xây Dựng
Ø An Toàn Lao Động
Ø Cấp chứng nhận kiểm định máy móc thiết bị
Ø Sơ Cấp Cứu
Ø Chứng Chỉ Phòng Cháy Chữa Cháy
Ø Lập Và Quản Lý Dự Án CNTT
Ø Giám Sát Thi Công Dự Án CNTT
Ø Lập Dự Toán Chi Phí Đầu Tư Ứng Dụng CNTT
Ø Ôn Thi Hành Nghề Đấu Thầu
Ø Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát
Ø Chứng Chỉ Hành Nghề Hoạt Động Xây Dựng Tổ Chức Hạng 1, Hạng 2
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Số 26 Ngõ 72 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
|