Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Hoạt động đô đạc bản đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đo Đạc bản đồ năm 2018, Nghị định số 27/2019/NĐ-CP, Thông tư số 34/2017/TT-BTC. Công ty chúng Tôi với hơn 14 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép đo đạc bản đồ cho khách hàng. Chúng tôi tự tin về chuyên môn, sự chuyên nghiệp, hiệu quả của mình khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng trong việc xin giấy phép đo đạc bản đồ.
1. Luật sư tư vấn các danh mục, lĩnh vực bắt buộc phải xin giấy phép gồm:
- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
- Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực.
- Thu nhận dữ liệu ảnh hàng không.
- Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ hành chính.
- Đo đạc, thành lập hải đồ.
- Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
2. Luật sư tư vấn các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép đo đạc bản đồ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề đo đạc bản đồ (gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Người phụ trách kỹ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn:
- Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật đo đạc bản đồ; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
- Hồ sơ cung cấp: Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo 27/2019/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ Hạng I, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;
- Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn:
- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép, cụ thể: số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ;
- Hồ sơ cung cấp: Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
- Đối với phương tiện, thiết bị, công nghệ:
- Tiêu chuẩn: Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
- Hồ sơ cung cấp: Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.
3. Nhân viên tư vấn thủ tục xin giấy phép đo đạc bản đồ gồm các bước sau:
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt độ đo đạc và bản đồ gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ của tổ chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
- Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thành lập Tổ thẩm định với thành phần không quá 03 người để thẩm định hồ sơ tại trụ sở chính của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
Tổ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định sự phù hợp của hồ sơ về nhân lực, phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ so với thực tế của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; xác định năng lực của tổ chức trong việc thực hiện các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ đề nghị cấp giấy phép, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo mẫu số 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đến Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Trường hợp tổ chức không đạt điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, nêu rõ lý do không cấp giấy phép và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo thời hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thông báo cho tổ chức về việc hoàn thành cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp quản lý đối với các tổ chức do Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
5. Nhân viên tư vấn các tài liệu khách hàng cần cung cấp để xin giấy phép đo đạc bản đồ:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề đo đạc bản đồ;
- Người phụ trách kỹ thuật: Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo 27/2019/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ Hạng I, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;
- Nhân viên kỹ thuật: tối thiểu 4 người kèm Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ;
- Phương tiện, thiết bị, công nghệ: Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.
- Hợp đồng thuê trụ sở.
6. Thời gian, thời hạn, gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ:
- Thời gian thủ tục: 15 ngày làm việc
- Thời hạn Giấy phép: Giấy phép có thời hạn là 05 năm, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
- Gian hạn: Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết hạn, nếu tổ chức có nhu cầu gia hạn giấy phép đã được cấp thì gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên.
7. Liên hệ với luật sư khi cần tư vấn xin giấy phép đo đạc bản đồ:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn trong quá trình xin giấy phép đo đạc bản đồ.
|