Bộ Công Thương ban hành Thông tư 36/2018/TT-BCT ngày 16/10/2018 Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Thông tư có hiệu lực từ ngày 6/12/2018, thay thế cho Thông tư 12/2017/TT-BCT.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực được cấp giấy phép hoạt động điện lực:
1. Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực có phạm vi hoạt động trong cảnước.
2. Lĩnh vực phát điện có phạm vi hoạt động cấp cho từng nhà máy điện.
3. Lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện có phạm vi hoạt động trong phạm vi quản lý, vận hành lưới điện cụ thể.
4. Lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện có phạm vi hoạt động theo phạm vi địa giới hành chính cụ thể.
STT |
Lĩnh vực hoạt động điện lực |
Thời hạn tối đa của giấy phép |
1 |
Tư vấn chuyên ngành điện lực |
05 năm |
2 |
Phát điện |
|
a |
Các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
20 năm |
b |
Các nhà máy điện không thuộc danh mục các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
10 năm |
3 |
Truyền tải điện |
20 năm |
4 |
Phân phối điện |
10 năm |
5 |
Bán buôn, bán lẻ điện |
10 năm |
6 |
Xuất, nhập khẩu điện |
10 năm |
HỒ SƠ CHUẨN BỊ LÀM GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆT LỰC
– 2 ĐKKD công chứng ,
– GĐ, PGĐ, KTT ( bằng ĐH và cmnd công chứng 2 bản)
– Liệt kê tên công ty , địa điểm,chủ đầu tư của ct điện đã thi công. ( có chứng chỉ giám sát điện về trạm biến áp ( nếu có )
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực với các lĩnh vực:
1. Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướngChính phủ phê duyệt;
b) Hoạt động truyền tải điện.
2. Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnhvực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Hoạt động phân phối điện;
c) Hoạt động bán buôn điện;
d) Hoạt động bán lẻ điện;
đ) Tư vấn chuyên ngành điện lực.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thu hồi hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương;
b) Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
c) Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;
d) Tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
– Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
– Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, trong đó có ít nhất một hoạt động thuộc thẩm quyền của Cục Điều tiết điện lực thì giấy phép hoạt động điện lực cho các hoạt động này do Cục Điều tiết điện lực cấp.
Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép.
Kết quả thủ tục hành chính:
Giấy phép hoạt động điện lực
Giấy phép được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép.
|