Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 2
Hôm nay: 28
Trong tuần: 28
Trong tháng: 28
Tổng: 11109505

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng lắp đặt vào công trình.
Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.
Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiêm thu nội bộ.
Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế.
+ Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư, phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình .
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

 

c). Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp dặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình .
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

 

d). Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình .
- Kiểm tra và giám sát thường  xuyên có hệ thống  quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công .
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng  theo quy định tại Điều 23 Nghị định 209/2004/ N Đ-CP.
- Tập hợp kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng .
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh .
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thi công xây dựng công trình .

 

 
      3.3.4.  Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu , cấu kiện, sản phẩm xây dựng  và thiết bị  lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 và điểm c  khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/ NĐ-CP.
     a). Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm) trước khi được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng  phải được chủ đầu tư tổ chức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế. Kết quả xác nhạn sự phù hợp về chất lượng phải được thể hiện bằng văn bản.
     b). Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được quy định như sau:
     -  Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường:
+ Chủ đầu tư kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố
c). Thành phần trực tiếp nghiệm thu
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hệ thống hợp đồng tổng thầu.
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình .
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đấu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
d). Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phi kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư  thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình .
sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo quy định  của luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật thương mại và các quy định phát luật khác có liên quan.
 
3.3.7. Chủ đầu tư nghiệm thu bộ phận  công trình xây dựng , giai đoạn thi công xây dựng .
a). Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng :
- Các tài liệu quy định tại các điểm a khoản 3.3.6 mục này và các kết quả thí nghiệm khác .
- Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu xây dựng;
- Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
b). Nội dung và trình tự nghiệm thu :
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm đo lường cho các nhà thầu thi công đã thực hiện;
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng .
- Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn  thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn công trình được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu  thời gian và địa điểm nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu; đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công  xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình  đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có).
c). Thành phần trực tiếp nghiệm thu :
- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình ;
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.
 
3.3.8. chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành hạng muc công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng .
a).  Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng :
- Các tài liệu quy định tại điểm a khoản 3.3.6 mục này;
- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ;
- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có bản quyền về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trườn, an toàn vận hành theo quy định;
.
b). Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành  hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng;
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công, công trình xây dựng
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ. 
- Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phồng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu), địa điểm xây dựng; thành phần tham gia nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; căn cứ nghiệm thu; đánh giá về chất lượng hạng mục của công trình xây dựng, công trình xây dựng; kết luân nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).
b). Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành  hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng;
- Kiểm tra hiện trường.
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công, công trình xây dựng
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ. 
- Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phồng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu), địa điểm xây dựng; thành phần tham gia nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; căn cứ nghiệm thu; đánh giá về chất lượng hạng mục của công trình xây dựng, công trình xây dựng; kết luân nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).
c).Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
-Phía chủ đầu tư:
+ Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư ;
+ Người đại diện theo pháp luật người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình ;
Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Người phụ trách thi công trực tiếp;
- Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Chủ nhiệm thiết kế;
- Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình chứng kiến nghiệm thu nếu có yêu cầu .
 
3.3.9. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo các quy định  về chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy; dăng ký và kiểm định trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; lập, đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; kiểm tra chứng nhận về đảm bảo xây dựng đập và các quy định về chứng nhận đủ điều kiện an toàn theo yêu cầu tương ứng của bộ, nghành khác.
a). Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng .
- Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực trước khi đưa vào chịu lực trước khi đưa vào sử dụng các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa.
- Thực hiện chúng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của chủ đấu thầu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình  của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Khuyến khích áp dụng hình thức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng .
b). Việc kiểm tra chứng nhận các điều kiện an toàn khác được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đối với an toàn phòng cháy chủa cháy: giáy chưng nhạn đủ điều kiện về phông cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền là giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy được cấp theo luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 35/2003/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Đối với chứng nhận an toàn môi trường : “ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường” và “ Biên bản xác nhận chủ đầu tư đã hoàn thành đầy đủ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là giấy chứng nhận công trình được thiết kế và thi công đảm bảo an toàn môi trường theo quy định luật Môi trường Nghị định 80/2006/ NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Đối với chứng nhận an toàn vận hành máy và thiết bị: giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn hoặc phiếu kết quả kiểm định an toàn của tổ chức kiểm định an toàn thiết bị là giấy chứng nhận an toàn vận hành đối với máy, thiết bị được kiểm định theo quy định tại quyết định 136/2004/QĐ-BCN, Thông tư 23/2003/TT-BLDTBXH và các văn bản quy phạm khác có liên quan.
 
         3.3.9 Chủ đầu tư  bàn giao công trình cho chủ quản lý , chủ sử dụng công trình
          a). Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý , chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình . kết quả bàn giao công trình phải được lập thành biên bản.
          Khi tiến hành bàn giao, chủ đầu tư phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình các tài liệu sau :
          Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, các tài  liệu có liên quan tới việc vận hành, bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn thành công trình theo yêu cầu của chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;
          Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ  chưa lắp đạt hoạc sủ dụng.
          b). Trường hợp bàn giao công trình áp dụng hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) thì cơ quan nha nước có thẩm quyền và nhà đầu tư phải xem xét viêc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại hợp đồng dự án và Điều 32 Nghị định 78/2007/ NĐ-CP.
4. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
4.1. Lập hồ sơ hoàn thành công trình
4.1.1. Hồ sơ hoàn thành công trình
Hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm các tài liệu có liên quan tời đầu tư và xây dựng công trình từ chủ trương dầu tư, dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng); khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng công trình; nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được hướng dẫn tại phụ lục 7 của Thông tư 27/2009/TT-BXD
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình. Số lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan.
Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Hồ sơ hoàn thành thành công trình có thể được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) trong dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó.
Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
 4.1.2. Hình thức, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình
  a). Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định tại Điều 15 Nghị định 209/2004/NĐ-CP và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng đấu đã phê duyệt theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 và phụ 5 của Thông tư 27/2009/TT-BXD.
 b). Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại khoản 4.3 mục này.
 c). Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung lưu trữ trong hộp.
Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.
4.2. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
4.2.1. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định. Riêng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và các tài liệu có liên quan tới vận hành, khai thác, bảo trì, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình sau này phải được lưu trữ hết tuổi thọ công trình hoặc vĩnh viễn theo quy định. Trường hợp chủ quản lý, chủ sử dụng công trình không phải là chủ đầu tư thì chủ quản lý, chủ sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu nêu trên theo quy định.
4.2.2. Các nhà thầu có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan tới các phần việc do chính mình thực hiện với thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.
4.2.3. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), văn bản kết quả thẩm định thiết kế, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
          4.3. Lập bản vẽ hoàn công
          4.3.1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
          4.3.2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lậo bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công được duyệt để làm căn cứ nghiệm thu. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
          4.3.3. Cách lập và xác nhận bản vẽ hoàn công.
4.3.4. Cách lập bản vẽ hoàn công:
a) Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công. Quy định này được hiểu cụ thể là nếu các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn công đúng với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà thầu thi công xây dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn công theo mẫu tại hình 5 hoặc hình 6 trên tờ bản vẽ đó.
Nêu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ thi hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công.
c) Xác nhận bản vẽ hoàn công:
Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình phải được những người sau xác nhận:
- Người lập bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng (ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng (ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký, dấu pháp nhân)
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
 
Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thì trong mẫu dấu hoàn công (hình 6) phải có thêm xác nhận của Người đại diện theo pháp luật của tông thầu thi công xây dựng (ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký, dấu pháp nhân)
Hình 3-Mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi không áp dụng
 hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng
 
    

 

+ Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình .
- Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình theo yêu cầu của thiết kế:
+ Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công nghiệp: chủ đầu tư kiểm tra chất lượng như quy định tại điểm a khoản này kết hợp với kiểm tra định ký hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất .
+ Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường chủ đầu tư tổ chức giám sát chất lượng theo quy định tại điều 21 Nghị định 2009/2004/NĐ-CP.
+ Đối với các mỏ vật liệu xây dựng lần đầu được khai thác chủ đầu tư tổ chức hoặc yêu cầu nhà thầu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng mỏ theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn có liên quan. Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác, thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

 

 
        3.3.5. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng .
        a). Nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả thiết kế :
        Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước và nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước phải thực hiện giám sát tác giả. Nhà thầu thiết kế cần thỏa thuận với chủ đầu tư về các trường hợp chấm dứt việc giám sát tác giả trong  hợp đồng thiết kế xây dựng công trình.
        Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu chủ đầu tư có yêu cầu riêng.
        b). Nội dung giám sát tác giả thiết kế phải được thể hiện trong hợp đồng thiết kế xây dựng công trình  bao gồm các viêc:
        - Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
        - Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình và với yêu cầu của chủ đầu tư khi cần thiết;

 

- Phát hiện, thông báo kịp thời cho chủ đầu tư, hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thi công sai với thiết kế được duyệt và kiến nghị biện pháp xử lý.
- Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình khi chủ đầu tư yêu cầu. Qua giám sát nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu  thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
- Ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình hoặc sổ nhật ký của giám sát của chủ đầu tư hoặc thể hiện bằng văn bản các ý kiến của mình trong quá trình thực hiện giám sát tác giả thiết kế.
     c). Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại điểm 3.2.10 mục này.

 

 
3.3.5. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng với các nguyên tắc sau:
a). Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình;  các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công phải nghiệm thu lại. Đối với công việc giai đoạn thi công  xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận nghiệm thu .
b). Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng  kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:
- Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng .
- Nghiệm thu bộ phận xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng .
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng .
c). Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sư dụng sau khi chủ đầu tư nghiệm thu .

 

d). Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ  phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.
3.3.6. Chủ đầu tư nghiệm thu công vệc xây dựng
a).  Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;
- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng ;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng;

 

b). Nội dung và trình tự nghiệm thu :
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kiểm tra;
- Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo,  kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu thời gian và địa điểm nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu; đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có).

 


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (10/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn