TÀI LIỆU chØ huy trỬëng c«ng
trƯêng x©y dùng
I- Chức danh và yêu cầu đối với chỉ huy trưởng công trường?
a. Chức danh chỉ huy trưởng.
Chỉ huy trưởng công trường là một chức danh trong hệ thống quản trị doanh nghiệp xây dựng, trực tiếp thi công xây lắp ở hiện trường là trung tâm chi phí và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
b. Yêu cầu đối với chỉ huy trưởng công trường?
- Chỉ huy trưởng cần phải có nghiệp vụ quản lý và năng lực điều hành sản xuất tốt.
- Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng.
c. Bổ nhiệm chức danh chỉ huy trưởng công trường?
Việc bổ nhiệm chức danh chỉ huy trưởng công trường thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhà thầu thi công. Khi bổ nhiệm vào chức danh này, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện năng lực theo điều 52 của NĐ12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. C¸ nh©n bæ nhiÖm chøc danh chØ huy trëng c«ng trêng kh«ng yªu cÇu ph¶i cã bÊt kú chøng chØ hµnh nghÒ ho¹t ®éng x©y dùng nµo.
d. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
đ. Phạm vi hoạt động của chỉ huy trưởng?
a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại.
Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được làm chỉ huy trưởng cấp IV, hoặc được chỉ huy trưởng 5 CT cấp IV thì được chỉ huy trưởng CT cấp III cùng loại.
(Loại công trình theo NĐ209 gồm: Công trình dân dụng;Công trình công nghiệp; Công trình giao thông; Công trình thủy lợi; Công trình hạ tầng kỹ thuật. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình – phụ lục NĐ209).
II- Chức năng và nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trường?
a. Chức năng (4cn):
- Chức năng định hướng và kế hoạch hóa sản xuất.
- Chức năng tổ chức sản xuất.
- Chức năng điều khiển, chỉ đạo sản xuất.
- Chức năng kiểm tra kết quả sản xuất.
b. Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trường?
- Là người chịu trách nhiệm trước đơn vị thi công, trước pháp luật về mọi hoạt động tại công trường về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Là người trực tiếp tổ chức quản lý thi công hàng ngày tại công trường.
- Chịu trách nhiệm về các mặt:
+ Kỹ thuật và chất lượng,
+ Tiến độ,
+ Khối lượng
+ An toàn,
+ Vệ sinh môi trường trên công trường.
- Lập biện pháp thi công.
- Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất.
- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo qui định của nhà nước.
MOÂ HÌNH ÑIEÅN HÌNH
|