Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 2
Hôm nay: 28
Trong tuần: 28
Trong tháng: 28
Tổng: 11109457

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

 Các tình huống trong đấu thầu

XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU

Tình huống: HSMT có nhất thiết phải thẩm định

Hỏi: HSMT có nhất thiết phải thẩm định không?

Trả lời:

Tại khoản 4 Điều 4 của Luật Đấu thầu định nghĩa “HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; làm căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”. Do tầm quan trọng nhưu vậy nên căn cứ Luật số 38, Nghị định 85/CP (Điều 15 khoản 3; Điều 23 khoản 3) quy định “Chủ đầu tư phêduyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định”.Tại Điều 59 Nghị định 85/CP còn quy định “Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình tổ chức thẩm định HSMT, còn trường hợp nhân sự thuộc Chủ đầu tư không đủ năng lực thì Chủ đầu tư tiến hành lựa chọn 1 tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Tất nhiên việc lựa chọn đó phải tuân thủ Luật đấu thầu thông qua hình thức lựa chọn nhà thầu như đấu thầu, chỉ định thầu và phải có hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm.Như vậy, việc thẩm định HSMT là bắt buộc trước khi Chủ đầu tư phê duyệt HSMT.

Tình huống: Bổ sung tài liệu trong quá trình đánh giá HSDT

Hỏi: Trong HSMT có nêu nhà thầu dự thầu là nhà sản xuất thì phải có Giấy chứng nhận ISO 9001:2000. Tuy nhiên đến thời điểm xét thầu thì nhà sản xuất đó chưa gia hạn xong giấy chứng nhận hoặc chưa có giấy chứng nhận thì hồ sơ dự thầu có bị coi là vi phạm và bị loại mặc dù hàng hóa do nhà thầu chào được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn liên quan tới quá trình xét thầu (đánh giá HSDT). Việc đánh giá này cần tuân thủ Điều 28 và Điều 35 Luật Đấu thầu, đồng thời phải tuân thủ trình tự mà trong HSMT đã nêu.Tuy nhiên, ngoài quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu cho phép nhà thầu được làm ró HSDT thì trong ND85/CP (Điều 18 và Điều 29) có bổ sung quy định là sau khi mở thầu (tức trong quá trình đánh giá HSDT) Bên mời thầu được quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT dưới dạng bổ sung tài liệu chứng minh “tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm”.Như vậy, yêu cầu trong HSMT là nhà thầu phải có Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 thì yêu cầu này thuộc về năng lực kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, trường hợp nhà thầu chưa có tài liệu hoặc đã nộp mà không đủ rõ, chưa hợp lệ… thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung để có cơ sở xét thầu. Chừng nào yêu cầu rồi mà nhà thầu vẫn không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì HSDT mới bị loại.

Tình huống: Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Hỏi: Nhiều hợp đồng (HĐ) có giá trị lớn nhưng không có điều khoản bảo đảm thực hiện HĐ (<10% giá HĐ). Vậy khi xảy ra rủi ro, tranh chấp HĐ (Giữa nhà thầu và chủ đầu tư) thì dựa vào đâu?

Trả lời:

Bảo đảm thực hiện HĐ là một biện pháp ràng buộc trách nhiệm đối với việc thực hiện HĐ đã ký của nhà thầu trúng thầu (theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Đấu thầu). Theo đó, trong HSMT có thể yêu cầu nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp như đặt cọc, kỹ quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh. Trong Luật Đấu thầu (Điều 55) trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong HSMT tối đa bằng 10% giá HĐ, trong trường hợp rủi ro cao thì quy định cao hơn nhưng không quá 30% giá HĐ. Đồng thời không quy định áp dụng bảo đảm thực hiện Các tình huống trong đấu thầuhợp đồng cho lĩnh vực DVTV, cho hình thức tự thực hiện và quy định thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi nhà thầu chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành.Như vậy, trong Luật Đấu thầu chỉ quy định mức tối đa về trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng thì có nghĩa là không có hạn mức tối thiểu. Tuy nhiên, trong NĐ85/CP, trong các mẫu HSMT ban hành kèm theo các Thông tư của Bộ KH&ĐT đều đề cập đến nội dung bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tại Điều 33 ND85/CP quy định đối với gói thầu quy mô nhỏ thì trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá HĐ.Trở lại tình huống mà Bạn nêu ra, thấy rằng nếu trong HĐ (có trị giá lớn, kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố…) mà không có điều khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ không

có chế tài để xử lý đối với các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện HĐ như khi nhà thầu bỏ cuộc, gây thiệt hại… Trường hợp vì không yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện HĐ mà việc thực hiện HĐ gây ra thiệt hại cho Nhà nước thì Chủ đầu tư là người ký HĐ sẽ phải đền bù cho Nhà nước (Điều 75 Luật Đấu thầu). Trong ND85/CP hình thức phạt tiền (để đền bù) được quy định tại Điều 64 căn cứ theo quy định của pháp luật về xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đó là ND53/CP ngày 04/4/2007 và điều chỉnh, bổ sung bởi ND62/CP ngày 4/6/2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.Tóm lại, việc yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là cần thiết không nên bỏ qua.

Hỏi: Trong một cuộc đấu thầu đối với gói thầu xây lắp có 5 nhà thầu tham gia. Tại bước đánh giá sơ bộ chỉ có 2 nhà thầu M và N vượt qua để đánh giá chi tiết.Đánh giá về mặt kỹ thuật thì cả 2 nhà thầu đều đạt mức yêu cầu tối thiểu căn cứ TCĐG sử dụng thang điểm nêu trong HSMT. HSDT của nhà thầu M và N đều được sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch nhưng đều nằm trong phạm vi cho phép. Giá đánh giá nêu trong TCĐG là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.Căn cứ kết quả đánh giá về mặt tài chính thì nhà thầu M có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn nên được xếp thứ nhất, đồng thời giá này không vượt giá gói thầu nên được BMT đề nghị trúng thầu. Nhà thầu còn lại (N) có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cao hơn giá tương ứng của nhà thầu M, song lại cao hơn cả giá gói thầu. Do vậy, BMT không xếp hạng nhà thầu N.Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không?

Trả lời:

Theo LĐT (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng các yêu cầu của BMT. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không chọn được nhà thầu trúng thầu. Việc quyết định về kết quả đấu thầu được chuyển từ Người có thẩm quyền (quy định trong LĐT năm 2005) sang Chủ đầu tư (Luật số 38 năm 2009) nhưng phải dựa trên Báo cáo đánh giá HSDT của BMT và báo

cáo thẩm định kết quả đấu thầu của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định. Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nhà thầu trúng thầu thì Chủ đầu tư còn phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (quy định tại Điều 61 khoản 4 LĐT). Chính vì vậy, trong Mẫu HSMT, chẳng hạn Mẫu HSMT Xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 01/BKH, ngày 6/1/2010 tại Mục 28 quy định: việc so sánh, xếp hạng HSDT là căn cứ vào giá đánh giá, cụ thể quy định “giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố kỹ thuật, tài chính/thương mại và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT”. Một nhà thầu đã được xác định giá đánh giá thì phải được xếp hạng bởi lẽ HSDT của họ đã vượt qua mọi bước đánh giá (đánh giá sơ bộ, đánh giá về mặt kỹ thuật, sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch). Nói khác đi, nhà thầu được xác định giá đánh giá là nhà thầu thuộc 1 trong các ứng cử viên để được đề nghị trúng thầu. Ngược lại, nhà thầu không được xác định giá đánh giá là nhà thầu không còn cơ hội để được đề nghị trúng thầu. Đây là thước đo về chất lượng đối với 1 HSDT. Việc xếp hạng nhà thầu (trên cơ sở giá đánh giá trong trường hợp này) còn liên quan tới 1 tình huống có thể xảy ra trong trường hợp Các tình huống trong đấu thầukhông thành công trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đối với nhà thầu xếp thứ 1 thì mới có cơ sở để Chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng như quy định tại khoản 3 Điều 42 LĐT.Có điều cần lưu ý rằng, việc xếp hạng nhà thầu và điều kiện đề nghị trúng thầu là khác nhau. Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất mới là điều kiện cần, còn nếu nhà thầu này có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) không vượt giá gói thầu mới là điều kiện đủ để được đề nghị trúng thầu. Do vậy, nhà thầu N được xếp hạng chứ không phải được đề nghị trúng thầu nên việc giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu này vượt giá gói thầu sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp hạng nhà thầu.Như vậy, kết quả đấu thầu cần được hiểu là gồm 2 nội dung:

- Nhà thầu được đề nghị trúng thầu;

- Danh sách xếp hạng nhà thầu.

Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách xếp hạng nhà thầu khi trình Chủ đầu tư phê duyệt về kết quả đấu thầu./.

Hỏi: Chúng tôi có một gói thầu mua sắm tài sản, Sở Tài chính đã phê duyệt dự

toán và kế hoạch đấu thầu (giá dự toán thấp hơn do chúng tôi đề nghị). Đơn vị phụ

trách mua sắm đã đăng báo 2 kỳ nhưng không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu đểcung cấp (theo báo cáo của đơn vị mua sắm) và đề nghị Sở Tài chính xử lý. Sở Tài chínhđã làm việc với đơn vị báo giá cho Sở Tài chính trước đây và đơn vị này đảm bảo cungcấp theo giá mà Sở Tài chính đã phê duyệt trong KHĐT. Tuy nhiên, đơn vị này khôngmuốn tham gia đấu thầu và đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua hàng. Còn đơn vị mua sắm giữ quan điểm rằng: đã làm đầy đủ các thủ tục mua sắm theo quy định mà không nhà thầu nào tham gia do vậy đề nghị Sở Tài chính xử lý. Chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu liên quan nhưng chưa có quy định nào xử lý trường hợp này. Vậy, xin hỏi Sở Tài chính có thể ra văn bản chỉ định đơn vị mua sắm đến liên hệ đơn vị bán hàng để trực tiếp mua sắm được không?

Trả lời:

Theo quy định, trước khi tiến hành mua sắm cần có KHĐT được duyệt, trong đó nói rõ các nội dung cho từng gói thầu như giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức và thời gian thực hiện hợp đồng. Theo thông tin của Bạn đã nêu thì hiểu rằng trong KHĐT ghi hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu này là đấu thầu rộng rãi. Do đó, đơn vị mua sắm đã tiến hành đăng tải thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu.Nhưng qua 2 lần đăng tải mà vẫn không có nhà thầu nào đến mua HSMT. Trong khi đó, 1 đơn vị cung cấp báo giá (thực chất là nhà cung cấp) cho biết họ có thể cung cấp sản phẩm theo giá

gói thầu (dự toán) đã duyệt trong KHĐT nhưng lại đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua bởi vì nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu.

Với tình huống này có thể xử lý theo một số phương án sau:

* Phương án 1:

Bạn cần phân tích gói thầu kỹ hơn để xác định gói thầu có thuộc trường hợp được

phép Chỉ định thầu như quy định tại Điều 20 LĐT, Điều 40 NĐ85/CP không?Nếu đủ điều kiện thì đơn vị mua sắm cần báo cáo về tình hình cuộc thầu là không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu và đề nghị Người duyệt KHĐT điều chỉnh KHĐT cho phép áp dụng hình thức Chỉ định thầu (thay cho hình thức đấu thầu rộng rãi như đã duyệt). Đây là giải pháp tích cực nhất và cũng thỏa mãn yêu cầu của nhà cung cấp.

* Phương án 2:

Bạn cần kiểm tra lại việc đăng tải thông báo mời thầu đã đảm bảo rằng các nhà thầu (bao gồm nhà thầu cung cấp báo giá) đã nhận được thông báo mời thầu. Trong một số trường hợp, bên mời thầu nên liên hệ với nhà cung cấp báo giá để thuyết phục nhà cung cấp tham gia dự thầu. Hy vọng rằng dù chỉ có 1 HSDT của nhà cung cấp thì vẫn được Chủ đầu tư cho phép Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) mở để đánh giá (theo Điều 70 NĐ85/CP) nhằm chọn được nhà thầu trúng thầu và ký hợp đồng.

Thực tế, ít có trường hợp nhà thầu có đủ khả năng cung cấp sản phẩm lại từ chối tham gia đấu thầu đối với cuộc thầu mà nhà thầu đã nắm chắc phần thắng. Theo lẽ thông thường nhà thầu phải tìm thị trường để bán sản phẩm nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Còn người

mua (đơn vị mua sắm) là “thượng đế” theo đúng nghĩa. Do vậy, việc nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu là điều khó hiểu, không bình thường.

* Phương án 3: Nghiên cứu để đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong

trường hợp đặc biệt (quy định tại Điều 24 LĐT). Nhưng có vẻ hình thức này là không phù hợp với tình huống của Bạn. Bởi lẽ, gói thầu của Bạn không phức tạp tới mức phải trình Thủ

tướng Chính phủ xem xét, quyết định cách lựa chọn nhà thầu (trên cơ sở trình của Chủ đầu tư, ý kiến của Bộ KH&ĐT và ý kiến của Bộ quản lý ngành).

Hỏi: Theo Nghị định 85/CP đối với gói thầu quy mô nhỏ trong HSMT không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá nhưng bên mời thầu vẫn đưa ra tiêu chuẩn để đưa về cùng một mặt bằng trong HSMT thì có phạm luật không?

Trả lời:

Tình huống của Bạn liên quan tới gói thầu quy mô nhỏ, theo Nghị định 85/CP , gói

thầu quy mô nhỏ là gói thầu MSHH có giá gói thầu không vượt 5 tỷ đồng, gói thầu xây lắp có giá gói thầu không vượt 8 tỷ đồng (không có quy định gói thầu quy mô nhỏ đối với dịch vụ tư vấn). Đồng thời, tại Điều 33 Nghị định 85/CP quy định trong HSMT “không cần tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật”.

Quy định như trên là phù hợp với các gói thầu quy mô nhỏ do sản phẩm được cung

cấp (trong MSHH) hoặc công việc thuộc công trình xây dựng (trong xây lắp) về cơ bản tương đương nhau, không khác nhau nhiều về đặc tính kỹ thuật, thông số kỹ thuật, công suất, hiệu

suất, tiến độ…Nghĩa là có thể coi như tương đương nhau trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính/thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế ở một số gói thầu quy mô nhỏ vẫn có sự khác nhau về bản chất giữa các HSDT. Do vậy, trong Mẫu HSMT XL quy mô nhỏ (ban

hành kèm theo Thông tư số 02/BKH, ngày 19/1/2010) tại khoản 5 Mục 24 có quy định “Trường hợp gói thầu phức tạp phải xác định giá đánh giá thì giải trình bằng văn bản với Chủ đầu tư. Chủ đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.Như vậy, trong tình huống của Bạn, nếu đã được phép của Chủ đầu tư thì trong TCĐG

thuộc HSMT có sử dụng giá đánh giá để đánh giá HSDT thì việc đó là hợp lệ, hợp pháp.Vậy thì để hiểu rõ các quy định của pháp luật về đấu thầu, Bạn phải nghiên cứu không chỉ Luật, Nghị định rồi tiếp đó còn phải nghiên cứu các Thông tư (ban hành kèm theo các Mẫu HSMT) để hiểu đầy đủ các quy định.

Hỏi: Công ty chúng tôi được giao làm tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) 1 dự án dưới hình thức Chỉ định thầu. Dự án sử dụng 100% vốn Nhà Nước, việc Chỉ định thầu đã được phê duyệt trong KHĐT theo đúng quy định.

Trong gói thầu EPC đã được Chỉ định thầu cho chúng tôi, giá trị phần công việc mua sắm vật tư, thiết bị cho dự án được thực hiện theo hình thức trọn gói (Lump sumscope). Như vậy, chúng tôi có bắt buộc phải áp dụng Luật Đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu/nhà cung cấp vật tư, thiết bị không?

Trả lời:

Công ty của Bạn đã được phép Chỉ định thầu (theo Luật Đấu thầu) là nhà thầu (tổng thầu xây lắp) để thực hiện gói thầu EPC (bao gồm: thiết kế; cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp).

Khi thực hiện Chỉ định thầu, có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Do Dự án là đặc biệt nên đủ điều kiện để được phê duyệt trong KHĐT là áp dụng Chỉ

định thầu đối với gói tổng thầu EPC. Nhưng có thể trong KHĐT yêu cầu nhà thầu được Chỉ

định thầu làm tổng thầu EPC khi lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị quan trọng phải

theo Luật Đấu thầu với sự giám sát của Chủ đầu tư. Nếu như vậy thì nhà thầu được Chỉ định

thầu (là Công ty của Bạn) phải thực hiện theo Luật Đấu thầu. Khi đó, Chủ đầu tư hoặc trong

HSYC sẽ khẳng định rõ nội dung này.

Việc này cũng xảy ra trong một số gói thầu đặc biệt được Nhà Nước cho phép Chỉ

định thầu trước đây.

Như vậy, Bạn cần làm rõ nội dung này đối với Chủ đầu tư khi chuẩn bị HSĐX.

Trường hợp 2:

Trong HSYC của Bên mời thầu không có bất kỳ yêu cầu nào về việc nhà thầu phải

thực hiện theo Luật Đấu thầu để có được vật tư, thiết bị cung cấp cho gói thầu thì việc lựa

chọn nhà thầu/nhà cung cấp vật tư, thiết bị của Công ty Bạn (với tư cách là tổng thầu EPC) là

thuộc quyền của Công ty, miễn là phải đảm bảo theo các điều khoản của hợp đồng (đảm bảo

về chất lượng, về số lượng, tiến độ…). Đây là các hoạt động kinh doanh của nhà thầu (là

Công ty của Bạn) với mục tiêu đơn thuần để đáp ứng các yêu cầu đã ký trong hợp đồng nên

không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Tuy nhiên, nếu Công ty của Bạn – với tư cách là nhà thầu lại phải mua sắm các thiết bị

để nâng cao năng lực xây lắp của mình và sử dụng vốn Nhà Nước từ 30% trở lên thì Công ty

của Bạn lại phải thực hiện theo Luật Đấu thầu vì đây lại là những hoạt động chi tiêu nhằm

mục tiêu đầu tư, phát triển và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Như vậy, việc

xem xét để xử lý cho phù hợp là phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể./.

Tình huống 3. Thay đổi thành viên trong liên danh

Hỏi: Trường hợp khi đàm phán ký hợp đồng, nhà thầu liên danh đề nghị đưa

nhà thầu khác vào thay thế 1 thành viên rút khỏi liên danh. Chủ Đầu tư chấp thuận đề

nghị đó thì có đúng Luật không?

Trả lời:

Câu hỏi của Bạn liên quan đến thuật ngữ “nhà thầu liên danh” và trách nhiệm của nhà

thầu này.

1. Về nhà thầu liên danh và trách nhiệm

Nói đến nhà thầu liên danh thì trước tiên cần hiểu thế nào là một nhà thầu. Theo Điều

4, Luật Đấu thầu thì “nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều

7, Điều 8 của Luật Đấu thầu”. Theo Điều 7, trường hợp nhà thầu là 1 tổ chức được coi là có

đủ tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện. Một cách đơn giản đó là một pháp nhân (theo

Bộ Luật Dân sự) và tình hình tài chính là bình thường. Một nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ thì

họ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên

danh (Điều 64 Luật Đấu thầu). Khi nhà thầu tự thấy đủ khả năng cạnh tranh, nhà thầu thường

tham dự thầu một cách độc lập. Trong Luật Đấu thầu, gọi đây là “nhà thầu độc lập”. Đây là

hình thức được nhà thầu ưa thích vì nhà thầu có thể tự quyết định mọi vấn đề liên quan tới

đấu thầu mà không cần bàn bạc, thống nhất với ai. Nhà thầu độc lập chịu trách nhiệm tham

gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trong Luật

Đấu thầu gọi đây là “nhà thầu chính” và được gọi là “nhà thầu tham gia đấu thầu” (theo định

nghĩa tại Điều 4 Luật Đấu thầu).

Các quy định trong Luật, Nghị định, Mẫu HSMT đều nhằm vào nhà thầu tham gia đấu

thầu tức là nhà thầu chính. Đã là nhà thầu chính thì có quyền và nghĩa vụ nêu ở Điều 64 Luật

Đấu thầu, trong đó có nghĩa vụ ký hợp đồng với Chủ Đầu tư. Đối với nhà thầu phụ, hiện tại

không có quy định trách nhiệm của nhà thầu này với Chủ Đầu tư. Bởi lẽ, Luật Đấu thầu quy

định nhà thầu phụ không chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, có thể thực hiện 1 phần

công việc của gói thầu thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký với nhà thầu chính. Do vậy,

trong Luật Đấu thầu mới quy định rằng “nhà thầu chính” chỉ được tham gia trong 1 HSDT đối Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

với 1 gói thầu (Điều 10), còn “nhà thầu phụ” thì có thể quan hệ, hợp tác với tất cả các “nhà

thầu chính” trong 1 gói thầu. Gần đây, tham khảo quy định tại một số nước và xuất phát từ

thực tế, trong Mẫu HSMT MSHH (TT05/BKH, ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

có đề cập tới thuật ngữ “nhà thầu phụ quan trọng” tức là nhà thầu phụ cung cấp các thiết bị,

vật tư chính quan trọng cho nhà thầu chính. Khi đó nhà thầu phụ quan trọng phải kê khai về

năng lực, kinh nghiệm trong HSDT tương tự như nhà thầu chính.

Tuy nhiên, có những gói thầu có trị giá lớn, phức tạp mà một nhà thầu (có tư cách hợp

lệ) không đủ sức tham gia hoặc giá chào không cạnh tranh thì nhà thầu này sẽ liên kết với 1

hoặc 1 số nhà thầu khác (cũng có tư cách hợp lệ) để cùng tham gia đấu thầu bằng cách phân

chia với nhau về trách nhiệm thực hiện các công việc của gói thầu.

Cách tham gia đấu thầu như vậy (gồm vài nhà thầu riêng lẻ A+B) thì Luật Đấu thầu

gọi đấy là nhà thầu liên danh (cũng là nhà thầu chính). Gọi là nhà thầu liên danh (A+B) để thể

hiện rằng họ tham gia đấu thầu với tư cách là một nhà thầu (không khác gì một nhà thầu độc

lập). Do vậy, nhà thầu liên danh (nhà thầu chính) chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, đứng

tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong Nghị định 85/CP cho phép trong Liên danh

có thể cử người đại diện (người đứng đầu liên danh) thay mặt liên danh chịu trách nhiệm

đứng tên mua HSMT, đại diện liên danh ký đơn dự thầu, nộp bảo đảm dự thầu, thương thảo,

hoàn thiện hợp đồng với điều kiện trong thỏa thuận liên danh (theo Mẫu nêu trong HSMT) đề

cập tới nội dung này. Nhưng việc ký hợp đồng trong trường hợp nhà thầu liên danh trúng thầu

thì Luật Đấu thầu yêu cầu phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh (Điều 46).

Trường hợp ký rồi (với tư cách nhà thầu chính) mà sau đó không thực hiện là không được. Tại

Điều 12 (khoản 14) Luật Đấu thầu, tiếp đó tại Điều 65 Nghị định 85/CP nói rõ về việc xử phạt

nhà thầu chính chuyển nhượng hợp đồng sau khi trúng thầu.

2. Trở lại tình huống của Bạn là trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì

nhà thầu liên danh đề xuất thay thế thành viên này bởi thành viên khác. Có thể minh họa cho

tình huống của Bạn như sau: nhà thầu liên danh dự thầu gồm A+B đã được trúng thầu. Khi

thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì họ muốn thay thành viên B bằng C.

Theo cách trình bày ở trên với liên danh A+B thì A cũng là nhà thầu chính và B cũng

là nhà thầu chính. Nhà thầu liên danh A+B khác về bản chất với nhà thầu liên danh A+C.

Thay “A+B” bằng “A+C” tức là thay đổi tư cách dự thầu của HSDT. Do vậy, tại Điều 12 của

Luật Đấu thầu quy định viề việc nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để

tham gia đấu thầu sẽ bị xử lý cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Tại Điều 65 Nghị định 85/CP

quy định chi tiết như sau về vấn đề vừa nêu ở Điều 12 LĐT “Nhà thầu cho nhà thầu khác sử

dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng đúng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu

khác để tạo thành 1 liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo

văn bản thỏa thuận liên danh…”. Như vậy, trong trường hợp của Bạn, nếu không có lý do

chính đáng thì việc B chuyển cho C, tức vi phạm Điều 12 LĐT. Do vậy, không thể chấp nhận

sự thay đổi này. Tuy nhiên, trong thực tế, mọi sự việc đều có nguồn gốc nên việc xử lý không

thể máy móc. Trường hợp, tại thời điểm thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chẳng hạn B

không còn đủ năng lực như khi đi dự thầu thì đây là một lý do chính đáng để Chủ Đầu tư xem

xét, chấp nhận một giải pháp hợp lý, thỏa đáng. Một trong các giải pháp là cho phép thay C

vào vị trí của B nhưng phải đảm bảo:

- Năng lực, kinh nghiệm của C đáp ứng trách nhiệm tương ứng của B đã thỏa thuận

trong liên danh;

- Các giải pháp kỹ thuật của C phải được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT;

- C phải thực hiện phần việc của B trong thỏa thuận liên danh ký với A và với chi phí

không đổi.

Tất nhiên, thỏa thuận liên danh ban đầu phải được điều chỉnh, bổ sung theo cơ cấu

mới. Tóm lại, nếu không có lý do chính đáng thì việc rút lui của B khỏi liên danh là vi phạm

pháp luật về đấu thầu (Điều 12 LĐT) và sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. Trong các

Mẫu HSMT MSH, XL đều có quy định rằng “trường hợp 1 thành viên trong liên danh vi

phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu thì tất cả các thành viên trong Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu. Bởi lẽ đã là nhà thầu liên danh thì Luật quy định

ngoài trách nhiệm riêng còn phải có trách nhiệm chung. Làm như thế là để trước khi hình

thành liên danh dự thầu, các nhà thầu phải cẩn trọng, chọn những bạn đồng hành đáng tin cậy.

Hỏi: Chúng tôi có 01 gói thầu về MSHH gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt. Do

vậy, ngay trong KHĐT được duyệt cho phép chia gói thầu thành nhiều phần (lô). Căn

cứ KHĐT đã duyệt, chúng tôi đang tiến hành lập HSMT theo Mẫu HSMT MSHH (ban

hành kèm theo Thông tư số 05/BKH, ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo đó, 1 trong các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT là “nhà thầu có tên

trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính”. Giả sử trong HSMT, chúng tôi

chia gói thầu thành 5 phần (lô), cho phép nhà thầu tùy theo năng lực của mình có thể

chào cho 1 hoặc nhiều phần. Chẳng hạn, 1 nhà thầu A chào theo 1 lô với tư cách là nhà

thầu độc lập (nhà thầu nộp 1 HSDT). Đối với 1 phần khác của gói thầu, nhà thầu này lại

liên danh với 1 nhà thầu B để chào (đương nhiên là với 1 HSDT riêng biệt). Như vậy, có

thể coi nhà thầu A đã có tên trong 2 HSDT cho 1 gói thầu gồm 5 phần như trong trường

hợp của chúng tôi, tức là nhà thầu A đã vi phạm điều kiện tiên quyết của HSMT?

Trả lời:

Việc lập HSMT MSHH căn cứ vào Mẫu HSMT MSHH ban hành kèm theo Thông tư

số 05/BKH là hoàn toàn đúng. Theo đó, tại khoản 2 Mục 24 Chương II của HSMT (cũng nhắc

lại nội dung ghi ở Điều 23 Nghị định 85/CP) quy định về các điều kiện tiên quyết để loại bỏ

HSDT. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế về tính cạnh tranh, nghĩa là quy định mỗi

nhà thầu chỉ được có tên trong 1 HSDT dù với tư cách là nhà thầu độc lập hay liên danh. Nói

1 cách khác, với vai trò là nhà thầu chính thì nhà thầu chỉ được có tên trong 1 HSDT đối với 1

gói thầu.

Đối với gói thầu gồm nhiều phần độc lập và HSMT cho phép nhà thầu chào theo 1

hoặc nhiều phần thì thực chất là tiến hành lựa chọn nhà thầu theo từng phần của gói thầu. Do

vậy, tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 85/CP quy định “trường hợp gói thầu được chia thành

nhiều phần thì trong HSMT cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự

thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều

phần đề các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình”.

Trên cơ sở các quy định nêu trên (trong Nghị định 85/CP cũng như trong HSMT) thì

đối với tình huống của Bạn cần chia thành 2 trường hợp:

* Trường hợp 1:

Dựa trên khoản 4 Điều 70 Nghị định 85/CP, trong HSMT ghi rõ nhà thầu được chào

cho 1 hoặc nhiều phần dưới hình thức là nhà thầu độc lập hoặc liên danh. Với HSMT như vậy

thì đối với phần 1 của gói thầu, nhà thầu A chào thầu với tư cách là nhà thầu độc lập, đối với

phần 2 của gói thầu, nhà thầu A liên danh với nhà thầu khác để dự thầu thì đều được coi là

hợp lệ, đáp ưng yêu cầu của HSMT.

Tất nhiên, khi đó theo Mục 24 Chương II của HSMT khi nói về điều kiện tiên quyết

cần quy định như sau: Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính

(nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) cho toàn bộ gói thầu hay trong 1 phần của

gói thầu.

* Trường hợp 2:

Trong HSMT ghi điều kiện tiên quyết là: nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT

với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) nghĩa là ghi

đúng như trong Nghị định 85/CP, trong Mẫu HSMT MSHH. Với HSMT này thì nhà thầu A bị

loại do có tên trong 2 HSDT, không đáp ứng yêu cầu của HSMT về điều kiện tiên quyết.

Như vậy, nếu Bạn hiểu thấu đáo hình thức chia gói thầu thành nhiều phần và khoản 4

Điều 70 Nghị định 85/CP rồi mạnh dạn khi viết HSMT theo trường hợp 1 nêu trên thì rất

thuận tiện trong việc đánh giá HSDT vẫn đảm bảo tính cạnh tranh với đầy đủ căn cứ pháp lý.

Còn nếu bạn cứng nhắc viết HSMT theo Trường hợp 2 thì vô tình bạn đã hạn chế sự cạnh Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

tranh của nhà thầu. Nhưng HSMT đã ban hành thì phải thực hiện theo vì đó là căn cứ pháp lý

cho cuộc thầu

Tình huống 1. Xử lý dự toán cao hơn giá gói thầu

Hỏi: Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP có quy định “trường hợp dự toán cao

hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong KHĐT

không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì Chủ Đầu tư xem

xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của

pháp luật về đấu thầu”. Xin hỏi: Như vậy, theo quy định trên, Chủ Đầu tư có phải trình

Người quyết định đầu tư xin phê duyệt điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu không?

Hay Chủ đầu tư tự ra quyết định điều chỉnh (do KHĐT trước đây đã được Người quyết

định đầu tư phê duyệt).

Trả lời:

Câu hỏi của Bạn liên quan đến giá gói thầu và dự toán và cũng liên quan tới hình thức

lựa chọn nhà thầu.

1. Về giá gói thầu

Giá gói thầu được xác định trong KHĐT, là chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu với

các nội dung đề cập trong dự án được duyệt. Trong Nghị định 85/CP đề cập đến các căn cứ để

xác định giá gói thầu. Theo đó, giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc

tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan.

Khi giá gói thầu được xác định trước so với dự toán thì giá gói thầu không chính xác

bằng dự toán. Chẳng hạn, đối với gói thầu xây lắp thì dự toán được xác định dựa trên Thiết kế

kỹ thuật, thiết kế BVTC nên khá chính xác, còn giá gói thầu được xác định căn cứ vào Tổng

mức đầu tư (thiết kế cơ sở) nên không chính xác bằng.

Chính vì dự toán chính xác hơn giá gói thầu nên khi có giá gói thầu trước rồi, sau đó

mới xác định dự toán thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu đó (dù dự toán cao hay thấp hơn giá

gói thầu). Điều này dẫn đến điều kiện cuối cùng (điều kiện đủ) để nhà thầu được đề nghị trúng

thầu (đối với gói thầu MHSS, XL) là giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu không vượt giá gói

thầu (quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu) cần được hiểu là giá đề nghị trúng thầu không vượt

dự toán được duyệt.

2. Về hình thức lựa chọn nhà thầu

Trong Luật Đấu thầu quy định có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu (từ Điều 18 đến Điều

24), trong đó có 2 hình thức với điều kiện áp dụng liên quan tới giá gói thầu đó là hình thức

Chỉ định thầu (trường hợp thông thường) và hình thức chào hàng cạnh tranh trong MSHH.

Như vậy, câu hỏi của Bạn nêu ra là “khi dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình

thức lựa chọn nhà thầu đã duyệt trong KHĐT thay đổi (khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP” thì

trường hợp này chỉ xảy ra khi trong KHĐT cho phép áp dụng Chỉ định thầu do giá gói thầu

nằm trong hạn mức quy định ở Điểu 40 Nghị định 85/CP. Bởi lẽ, đối với các hình thức lựa

chọn nhà thầu khác, việc dự toán cao hơn giá gói thầu không ảnh hưởng tới hình thức lựa

chọn nhà thầu. Chẳng hạn, trong trường hợp của Bạn, giá gói thầu là 1,9 tỷ đồng thuộc 1 trong

các điều kiện để được phê duyệt áp dụng hình thức Chỉ định thầu trong KHĐT (căn cứ Điều

40 Nghị định 85/CP). Sau đó, dự toán được duyệt là 2,1 tỷ đồng (mức này nằm ngoài điều

kiện Chỉ định thầu quy định tại Điều 40 Nghị định 85/CP) thì theo khoản 2 Điều 70 Nghị định

85/CP, Chủ Đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi hoặc

hạn chế (thay cho hình thức Chỉ Định thầu) mà không cần báo cáo Người có thẩm quyền.

Nhưng tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP cũng lưu ý rằng việc xử lý như vừa đề cập của

Chủ Đầu tư phải đảm bảo điều kiện là tổng mức đầu tư của dự án không bị vượt. Còn nếu dự

toán được duyệt cao hơn giá gói thầu mà dẫn đến vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì phải tiến

hành thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định.

Hỏi:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu có rất nhiều tình huống phát sinh. Có tình

huống thì đơn giản thường xảy ra nhưng có tình huống để xử lý là không đơn giản. Vậy

đề nghị cho biết ai là người có thẩm quyền giải quyết các tình huống trong đấu thầu

Trả lời

Đúng như ý kiến của bạn nêu ra là trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá

trình lựa chọn nhà thầu nói riêng các tình huống rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp. Việc xử lý

tình huống đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật trong Nghị định mà còn đòi

hỏi phải hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới cuộc thầu (như HSMT, TCĐG, HSDT,

các giải thích, làm rõ của nhà thầu…) như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc

(trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu) có nhiều lợi nhuận hơn người không trực tiếp tham gia.

Đây có lẽ cũng là lý do để Luật số 38 điều chinh trách nhiện xử lý tình huống trong

đấu thầu. Trước đây trong Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ

01/4/2006) tại Điều 60 quy định: Người có thẩm quyền (tức người quyết định đầu tư) “quyết

định xử lý tình huống trng đấu thầu”. Nhưng trong Luật sô 38 (Điều 2) lại chuyển nhiệm vụ

này từ Người có thẩm quyền sang chủ đầu tư. Theo đó, từ ngày 01/8/2009 (khi Luật số 38 có

hiện lực thi hành) thì “chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu” và

chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong NĐ 85/CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2009) đưa ra 14 tình huống cùng

với cách xử lý (Điều 70). Đây được coi là các tình huống cơ bản. Do vậy, ở cuối Điều 70

NĐ85/CP quy định ngoài 14 trường hợp (tình huống) đã nêu, khi phát sinh tình huống thì bên

mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Tóm lại, đối với các tình huống trong đấu thầu thì theo các quy định hiện hành Chủ

đầu tư có trách nhiệm đưa ra quyết định để xử lý, Tuy nhiên việc xử lý đó cần dựa vào Luật

đấu thầu và các quy định liên quan nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của Luật đấu thầu, tức là

làm sao để việc xử lý đó được mọi người liên quan thừa nhận là công bằng, minh bạch, cạnh

tranh và có hiệu quả.

Hỏi:

Xin giải đáp về 1 tình huống trong đấu thầu rộng rãi mua sắm hàng hóa

(MSHH).

Có 2 nhà thầu A và B tham gia đấu thầu và đều được đánh giá là vượt qua yêu

cầu về năng lực và kinh nghiệm. Tiếp đó việc đánh giá cho kết quả như sau:

- Xét về mặt kỹ thuật: mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định trong TCĐG là

80/100 thì nhà thầu A đạt 96/100, còn nhà thầu B đạt 90/100;

- Xét về giá: nhà thầu A có giá dự thầu 3100 tr. Đồng, còn nhà thầu B có giá dự

thầu 3050 tr.đồng

Cả 2 nhà thầu đều không có lỗi cần sửa và không có sai lệch cần hiệu chỉnh

- Căn cứ TCĐG nêu trong HSMT để xác định đánh giá thì kết quả như sau:

+ Nhà thầu A = 3229 tr. Đồng

+ Nhà thầu B = 3389 tr. Đồng

- Tổ chuyên gia đấu thầu đề nghị

Nhà thầu A xếp hạng thứ 1 với giá đề nghị trúng thầu 3100 tr.đồng

Nhà thầu B xếp hạng thứ 2 với giá đề nghị trúng thầu 3050tr.đồng

Tuy nhiên cơ quan thẩm định không thống nhất với kết quả xếp hạng của tổ

chuyên gia đấu thầu? Vậy đúng hay sai?

Phương pháp đưa về mặt bằng để xác định đánh giá dựa trên điểm về kỹ thuật

như vậy có hợp lý và đúng luật không?

Trả lời:

1. Việc đánh giá HSDT để làm cơ sở cho việc so sánh, xếp hạng HSDT là phải dựa

trên TCĐG và các yêu cầu bên trong HSMT (Điều 28 Luật Đấu thầu). Trong Luật Đấu thầu Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

(Điều 4 khoản 4) quy định “HSMT … là căn cứ pháp lý để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa

chọn nhà thầu trúng thầu…” Theo Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38 thì

Chủ đầu tư là người phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định. Do vậy việc xác định

đánh giá đối với nhà thầu A và nhà thầu B như trong tình huống nêu ra đã căn cứ vào TCĐG

trong HSMT nên kết quả đánh giá là có đủ cơ sở pháp lý. Việc cơ quan thẩm định không

muốn thống nhất kết quả xếp hạng là thiếu cơ sở pháp lý, nhưng cơ quan thẩm định có thể

nhận xét về TCĐG nói riêng và về HSMT nói chung.

Gần đây trong Luật số 38 có bổ sung trách nhiệm của người có thẩm quyền là “Hủy,

đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu..”. Nội dung này được

quy định cụ thể tại Điều 66 NĐ 85/CP là người có thẩm quyền có thể “Hủy đấu thầu” khi có

cơ sở rằng HSMT, HSYC không tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháo

luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng

thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Với quy định mới này, thì ý kiến nhận xét của cơ quan thẩm định về kết quả đánh giá

HSDT có thể sẽ là cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, đưa ra quyết định cho phù hợp

2. Phương pháp xác định giá đánh giá (đưa về 1 mặt bằng) nằm trong TCĐG thuộc

HSMT là trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư (luật số 38). Tuy nhiên, dễ dàng

nhận thấy cách xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra thiếu tính khoa học. Bởi lẽ

sử dụng thang điểm đánh giá về mặt kỹ thuật của HSDT đã là mang tính chủ quan, phụ thuộc

vào nhận thức chủ quan của từng người. Với cơ cấu của thang điểm này thì điểm kỹ thuật của

nhà thầu A cao hơn điểm kỹ thuật của nhà thầu B, với cơ cấu khác chưa biết chừng lại ngược

lại. Giờ đây lại căn cứ vào điểm kỹ thuật để xác định giá đánh giá thì lại làm cho sự chủ quan

được nhân lên, làm sao đảm bảo được sự công bằng,

Chính vì vậy, trong các mẫu HSMT được ban hành kèm theo TT01/BKH (mẫu HSMT

xây lắp), TT 05/BKH (mẫu HSMT MSHH) do Bộ KH&ĐT ban hành có yêu cầu khi đánh giá

sự khác nhau của các HSDT về mặt kỹ thuật để xác định giá đánh giá (sự khác nhau về công

suất, hiệu suất, mức tiêu hao điện năng..) về điều kiện tài chính – thương mại, về các yếu tố

khác.. đều phải quy định thành tiền. Chẳng hạn trở thành tình huống nêu ra thì cần làm rõ:

Nhà thầu A đạt 96 điểm (về mặt kỹ thuật) thì việc cao hơn 6 điểm của nhà thầu A

mang lại những lợi thế tính bằng tiền là bao nhiêu? Ví dụ: Do hiệu suất máy của nhà thầu A

cao hơn hiệu suất máy của nhà thầu B là 1% nên mang lại 1 trị giá 20tr.đồng để so sánh với

giá đánh giá của nhà thầu B

Việc xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra theo cách quy kết quả chấm

điểm (dựa trên chủ quan) thành tiền (giá trị thực tế) là thiếu khoa học, thiếu tính thuyết phục,

không nên và không thể chấp nhận. Việc chuyển điểm thành tiền trong đấu thầu hiện chỉ được

dung trong đánh giá các gói thầu DVTV khi xác định điểm tổng hợp đói với gói thầu tư vấn

không yêu cầu kỹ thuật cao.

Hỏi:

Trong đấu thầu hạn chế, khi tất cả các nhà thầu tham dự đã nộp đầy đủ HSDT

trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu (BMT) có thể mở thầu sớm hơn quy định so

với thời điểm đóng thầu được không? (vì có nhu cầu và lý do cần thiết phải mở sớm hơn

HSDT). Trường hợp muốn mở thầu sớm thì cần làm thủ tục gì?

Trả lời:

Tình huống do bạn nêu ra có lẽ ít xảy ra, bởi lé trong hầu hết các cuộc đấu thầu, thời

gian mà BMT dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT thường rất hạn hẹp do phải đảm bảo tiến độ

công trình (cũng tương tự như nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với tình huống của

bạn)

Trong Luật đấu thầu (Điều 31) quy định thời gian tối thiểu dành chô nhà thầu chuẩn bị

HSDT là 15 ngày (đối với đấu thầu trong nước) và là 30 ngày (đối với gói thầu quốc tế).

Trong NĐ 85/CP (Điều 33) quy định thời gian tối thiểu dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT đối Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

với gói thầu quy mô nhỏ là 10 ngày. Nhưng thực tế các thời gian này luôn được sử dụng ở

mức tối thiểu trong các HSMT. Khi chuẩn bị HSDT các nhà thầu thường phải “Vắt chân lên

cổ” nếu muốn có HSDT được hoàn thành để kịp nộp theo thời gian yêu cầu trong HSMT

Tuy nhiên, tình huống của bạn là có thể xảy ra. Việc xử lý các tình huống nói chung

theo Luật số 38 (hiệu lực thi hành từ 01/8/2009) là thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của chủ

đầu tư. Trong NDD85/CP có đưa ra 14 tình huống cơ bản và quy định ngoài các tình huống

đã nêu thì BMT báo cáo chủ đầu tư xem xét quyết định. Điều này cần hiểu rằng chủ đầu tư có

trách nhiệm xử lý tình huống nhưng phải dựa trên các quy định hiện hành về đấu thầu và phải

đảm bảo đạt được các mục tiêu minh bạch, công bằng, cạnh tranh và hiệu quả. Bởi lẽ căn cứ

Điều 2 Luật Đấu thầu thì Chủ đầu tư cũng là 1 trong các đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu

Như vậy tình huống của bạn sẽ được chủ đầu tư xử lý tùy điều kiện cụ thể xảy ra.

Chẳng hạn khi các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế đều đã nộp HSDT trước thời

điểm đóng thầu thì BMT cần nhận được sự thống nhất của các nhà thầu đã nộp về việc mở

thầu sớm hơn để đảm bảo không ảnh hưởng tới quyền lợi của bất kỳ nhà thầu nào. Chỉ cần 1

nhà thầu với lý do nào đó ví dụ đã có kế hoạch sẽ đến dự lễ mở thầu theo đúng thời gian ban

đầu ghi trong HSMT và không thống nhất việc mở thầu như nêu trong HSMT vì đó là căn cứ

pháp lý đã công khai cho các nhà thầu.

Hỏi:

Về các thời gian trong KHĐT có phải ghi thời điểm cụ thể để bắt đầu và kết thúc

không (ghi rõ tháng/quý và số ngày)?

Ví dụ: thời gian lựa chọn nhà thầu là 70 ngày kể từ ngày phát hành HSMT trong

tháng 8 đến tháng 10/2010

Trả lời:

Thời gian trong đấu thầu được đề cập tại nhiều Điều trong Luật và NĐ 85/CP (chẳng

hạn Điều 31 Luật Đấu thầu, Điều 8, Điều 10, Điều 33,.. NĐ 85/CP

Tại Điều 10 NĐ85/CP quy định về “thời gian lựa chọn nhà thầu” trong KHĐT. Theo

đó có 2 nội dung:

Thời gian bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (tính từ thời gian phát hành

HSMT (HSYC) hoặc tính từ thời gian phát hành HS mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm (nếu áo

dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, mời quan tâm)

Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (trường

hợp không có sơ tuyển, mời quan tâm) tới khi ký được hợp đồng bao gồm:

+ Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT (tối thiểu 15 ngày đối với đấu thầu

trong nước, tối thiểu 30 ngày đối với gói thầu quốc tế, tối thiểu 10 ngày đối với gói thầu quy

mô nhỏ), căn cứ Điều 31 Luật đấu thầu và Điều 33 NĐ 85/ CP.

+ Thời gian đánh giá HSDT tính từ ngày mở thầu đến khi BMT có báo cáo kết quả

đánh giá HSDT trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt (tối đa 45 ngày đối với đấu thầu trong

nước, tối đa 60 ngày đối với gói thầu quốc tế, tối đa 20 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ) căn

cứ Điều 31 Luật Đấu thầu và Điều 33 NĐ 85/CP

+ Thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSDT (tối đa 20 ngày, trường hợp kết quả lựa

chọn nhà thầu trình thủ tướng chính phủ thì tối đa 30 ngày), căn cứ Điều 31 Luật đấu thầu

+ Thời gian để Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (tối thiểu 10

ngày), căn cứ Điều 8 NDD85 /CP

+ Thời gian để mời nhà thầu trúng thầu vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng (dự

kiến)

Ngoài các thời gian được liệt kê nêu trên còn phải tính tới thời gian thẩm định, phê

duyệt HSMT (hoặc HSYC), thời gian xử lý tình huống phát sinh (ví dụ: cần kéo dài thời gian

do số lượng HS nộp ít hơn 3 tại thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ), do Chủ đầu tư yêu cầu xem

xét lại báo cáo kết quả đánh giá HSDT, hoặc khi người có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng để

xử lý kiến nghị, sự kéo dài của việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng…Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Tóm lại, thời gian thuộc điểm b) chỉ là ước tính, nhưng cần lường trước những phát

sinh tùy theo sự đánh giá về tính phức tạp của gói thầu.

Như vậy thời gian lựa chọn nhà thầu trong KHĐT có thể ghi như sau:

- Thời gian bắt đầu thựa hiện: Quý IV (hoặc tháng 11/2010);

- Thời gian lựa chọn nhà thầu: 150 ngày (tuy nhiên do trong NĐ 85/CP tại Điều 10 và

phụ lục 1 đều không quy định phải ghi ngày bắt đầu và ngày kết thúc nên có thể ghi từ tháng

này tới tháng khác cho linh hoạt, Điều quan trọng là ý nghĩa của từng con số về thời gian

trong KHĐT cần được hiểu như nêu trên

Hỏi:

Giá trị đảm bảo dự thầu trong HSMT được xác định căn cứ giá gói thầu trong

KHĐT. Giá dự toán của gói thầu được duyệt sau đó có giá trị thấp hơn giá gói thầu

BMT tự điều chỉnh giá trị đảm báo dự thầu theo giá dự toán của gói thầu rồi

phát hành HSMT

Việc điều chính trên của BMT đúng hay sai?

Trả lời:

Tình huống mà bạn nêu ra được hiểu là thuộc gói thầu xây lắp. Nói chung điều kiện

phát hành HSMT phải căn cứ vào Điều 25 Luật Đấu thầu nghĩa là khi có đủ các điều kiện sau:

- KHĐT được duyệt (với các nội dung theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu và từ

Điều 9 đến Điều 12 NĐ 85/CP).

- HSMT được duyệt (trên cơ sở HSMT được lập đã được thẩm định và tuân thủ theo

Mẫu HSMT do Bộ KH& ĐT ban hành)

- Thông báo mời thầu (đấu thầu rộng rãi) hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia

đấu thầu (vượt qua bước sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế) đã được đăng tải trên Báo Đấu thầu

(nếu gói thầu thuộc đối tượng phải đăng trên báo này).

Tuy nhiên đối với gói XL, tại Điều 23 NĐ 85/CP yêu cầu khi lập HSMT thì phải có

Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán dược duyệt”.

Trong trường hợp giá gói thầu (đối với gói XL) duyệt trong KHĐT tại thời điểm chưa

có dự toán thì dự toán được duyệt sau đó sẽ thay thế giá gói thầu (dù dự toán cao hơn hay thấp

hơn giá gói thầu) mà không cần tiến hành thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã

duyệt. Trừ khi việc thay thế này làm vượt tổng mức đầu tư thì phải tiến hành điều chỉnh tổng

mức đầu tư theo quy định của pháp luật (theo Điều 70 khoản 2 NĐ 85/CP).

Trở lại tình huống của bạn thì thấy rằng dự toán được duyệt sau đó thấp hơn giá gói

thầu đã duyệt trong KHĐT và nó thay thế giá gói thầu để làm căn cứ cho việc xem xét kết quả

đấu thầu.

Theo Điều 27 Luật Đấu thầu, giá trị đảm bảo dự thầu được quy định trong HSMT theo

một mức xác định tùy thuộc gói cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu (trong trường

hợp đang đề cập thì giá gói thầu là dự toán)

Căn cứ quy trình thực hiện thì người lập HSMT phải xác định mức tiền của đảm bảo

dự thầu để đưa vào HSMT rồi trên cơ sở đó HSMT mới được thẩm định và chủ đầu tư phê

duyệt để phát hành. Tuy nhiên mức tiền đảm bảo dự thầu là có thể du di tùy thuộc vào gói

thầu cụ thể miễn là không vượt 3% giá gói thầu (dự toán). Vì có sự khác nhau giữa giá gói

thầu ban đầu và dự toán duyệt sau đó nên trong tình huống này sẽ xảy ra 2 trường hợp:

TH1: Sau khi có dự toán được duyệt mới hoàn thiện HSMT để chuyển thẩm định rồi

phê duyệt. Đối với trường hợp này việc thực hiện là theo đúng trình tự nên không có gì cần

bàn

TH2: Lúc thẩm định vẫn chưa duyệt dự toán thì đơn vị thẩ định có thể châm chước

nhưng lưu ý BMT cần bổ xung mức tiền bảo đảm dự thầu khi có dự toán được duyệt theo quy

định rồi mới trình chủ đầu tư phê duyệt để phát hành.Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy không thể có trường hợp chủ đầu tư duyệt HSMT để phát hành mà nội dung

về đảm bảo dự thầu còn chưa được điền. Cũng có thể xảy ra trường hợp chủa đầu tư duyệt

HSMT nhưng lại cho phép BMT tự chịu trách nhiệm điền mức tiền đảm bảo dự thầu trong

HSMT căn cứ dự toán. Nếu điều này xảy ra thì việc BMT điều chỉnh đảm bảo dự thầu theo dự

toán được duyệt là có cơ sở. Còn nếu không được phép của Chủ đầu tư mà BMT muốn thay

đổi trị giá đảm bảo dự thầu trong HSMT đã được thì BMT phải báo cáo người duyệt HSMT là

Chủ đầu tư. Mặc dù việc này chỉ là thủ tục hành chính.

Qua tình huống của bạn cho thấy hình như quy trình (quy định tại Điều 23 NĐ 85/CP)

là Chủ đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định

vẫn chưa được tuân thủ hoặc có thể Chủ đầu tư phê duyệt HSMT khi nó còn dang dở, chưa

hoàn chỉnh, còn có nội dung bỏ trông. Việc tiết kiệm thời gian là cần thiết nhưng duyệt

HSMT khi còn chưa đầy đủ, còn thiếu một vài nội dung trong một số TH có thể dẫn đến hậu

quả đáng tiếc/.

Hỏi:

Gói thầu quy mô nhỏ không cần lập danh sách nhà thầu đạt yêu cầu kỹ thuật

nhưng có phải xếp hạng nhà thầu không?

Trả lời:

Gói thầu quy mô nhỏ được quy định trong NĐ 85/CP (điều 33), theo đó MSHH thì gói

thầu quy mô nhỏ có giá gói thầu ≤5 tỷ đồng, trong xây lắp thì giá gói thầu ≤ 8 tỷ đồng. Do là

quy mô nhỏ nên các thủ tục, trình tự… đều được điều chỉnh theo hướng đơn giản, rút gọn

Tại Điều 33 NĐ 85/CP quy định đối với gói thầu quy mô nhỏ không cần phê duyệt

danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa đổi và hiệu chỉnh sai

lệch

Tuy nhiên việc xếp hạng nhà thầu sau khi đánh giá về mặt tàu chính/ Thương mại thì

không có quy định riêng, nghĩa là đối với gói thầu quy mô nhỏ vẫn phải theo các quy định của

Luật Đấu thầu. Tại Điều 29 Luật Đấu thầu quy định về việc xếp hạng nhà thầu đối với gói

HH, XL, EPC (không phải quy mô nhỏ) thì căn cứ vào đánh giá trên một mặt bằng.

Đối với gói thầu quy mô nhỏ (quy định tại Điều 33 Nghị định 85/CP) do không sử

dụng đánh giá nên việc xếp hạng HSDT sau khi vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật được quy

định dựa trên giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Tại Mẫu HSMT XL quy mô nhỏ

(Mục 24) quy định “Xếp hạng nhà thầu theo nguyên tắc: nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi

và hiệu chỉnh thấp nhất được xếp thứ nhất”

Như vậy đối với gói thầu quy mô nhỏ, trong quá trình đấu thầu không cần phê duyệt

sanh sách nhà thầu vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng vẫn phải phê duyệt danh sách

xếp hạng nhà thầu. Điều này phù hợp với “Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư” quy định tại

Điều 61 Khoản 4 là “Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách

xếp hạng nhà thầu”

Mặt khác việc này là cần thiết để có cơ sở thực hiện Điều 42 Khoản 3 Luật Đấu thầu

(sửa đồi, bổ sung bởi Luật số 38) là: Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

không thành (đối với nhà thầu xếp thứ 1) thì Chủ đầu tư xem xét lựa chọn nhà thầu xếp hạng

tiếp theo.

Hỏi:

Có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực HSDT lần thứ 2 sau khi đã yêu cầu gia hạn lần

thứ nhất 30 ngày. Ai có quyền quyết định (cho phép) yêu cầu trên?

Trả lời

Thời gian có hiệu lực của HSDT được quy định tại Đ31 Luật Đấu thầu. Theo đó, thời

gian tối đa được phép yêu cầu là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, TH cần thiết có thể yêu

cầu gia hạn thời gian này nhưng không quá 30 ngày

Trong NĐ 85/CP Điều 8 quy định:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

- Hiệu lực của HSDT quy định trong HSMT với thời gian tối đa là 180 ngày kể từ

ngày đóng thầu

- Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của HSDT thì có thể yêu cầu gia hạn 1 hoặc nhiều

lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30

ngày

Với các quy định trên là đủ rõ để thực hiện. Và như vậy, không có quy định ngoại lệ

nghĩa là không có trường hợp nào được phép yêu cầu gia hạn hiệu lực của HSDT với thời

gian tổng cộng quá 30 ngày. Trường hợp vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định tại

Đ75 Luật đấu thầu, Luật số 38 và NĐ 85/CP. Đây cũng không thể coi là 1 tình huống trong

đấu thầu thuộc trách nhiệ xử lý của Chủ đầu tư

Do vậy, để không VP quy định (được coi là “cứng nhắc”) của Luật thì cần có biện

pháp đêt không vi phạm. Theo đó cần chuẩn bị HSMT đản bảo theo mẫu HSMT do Bộ

KH&ĐT ban hành, cùng với các yêu cầu chi tiết, đầy đủ đối với 1 gói thầu cụ thể. TCĐG

trong HSMT phải rõ rang, khoa học, thuận lợi cho việc đánh giá. Cuối cùng Tổ chuyên gia

đấu thầu phải là những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đấu thầu (Đ 9). Một

khi chất lượng của HSMT và năng lực, phẩm chất của Tổ chuyên gia đấu thầu được đáp ứng

thì rất khó xảy ra tình huống nêu trên

Hỏi:

HSDT của một nhà thầu đạt mọi yêu cầu của HSMT trừ thời gian thực hiện hợp

đồng nhưng có giá cạnh tranh nhất .Có thể thương thảo với nhà thầu này trước khi báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu không?

Trả lời

Việc đánh giá HSDT phải tuân thủ nguyên tăc đánh giá (quy định tại điều 28 Luật đấu

thầu), phương pháp đánh giá HSDT (quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu), trình tự đánh giá

HSDT (quy định tại Điều 35 Luật Đấu thầu)

Đồng thời trong NĐ 85/CP (DD29) có quy định về việc đánh giá HSDT (đối với gói

thầu MSHH, XL). Theo đó:

Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật,

trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu BMT đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các

HSDT của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và

có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án

Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì BMT báo cáo chủ đầu tư

cho phép nhà thầu có HSDT xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về Hợp đồng để tạo thuận lợi

cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.

Như vậy không có quy định nào trong Luật đấu thầu, NĐ 85/CP cho phép “thương

thảo với nhà thầu trước khi có báo cáo kết quả lựa chọn Nhà thầu”

Trở lại tình huống nêu ra, việc đánh giá HSDT cần tiến hành bình thường theo TCĐG

và trình tự đánh giá như nêu trên. Nếu thời gian thực hiện hợp đồng là 1 trong các điều kiện

tiên quyết thì HSDT này sẽ bị loại. Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng của nhà thầu đề

xuất (sớm hơn hay muộn hơn) so với yêu cầu của HSMT mà được quy định trong HSMT là

đưa vào đánh giá (theo công thức xác định giá trong TCĐG của HSMT) thì với thời gian thực

hiện hợp đồng dài hơn sẽ làm ảnh hưởng tới giá đánh giá và tiếp đó là thứ hạng của nhà thầu

này

Nếu cho phép thương thảo với nhà thầu này về thời gian thực hiện hợp đồng ttrong

quá trình đánh giá HSDT, tức là yêu cầu nhà thầu thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng nêu

trong HSDT đã nộp. Điều này dẫn đến làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT là không phù

hợp với Đ36 của Luật Đấu thầu. Do vậy phân tích từ nhiều mặt thì việc làm này là không

được phép.

Hỏi

Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Căn cứ kết quả đấu thầu rộng rãi và hợp đồng trước đó. BMT mời nhà thầu

trúng thầu là nhà thầu độc lập tiếp tục cung cấp hàng hóa theo hình thức mua sắm trực

tiếp (MSTT) Nhà thầu này đề nghị sẽ liên danh với 1 nhà thầu khác để cung cấp hàng. Có thể chấp nhận đề nghị này của nhà thầu không?

Trả lời

Hình thức MSTT được coi là 1 trong các hình thức lựa chọn nhà thầu đặc biệt, do đó

khi áp dụng đòi hỏi phải đáp ứng được một số yêu cầu được quy định tại Điều 21 Luật đấu

thầu và Điều 42 NĐ 85/CP. Theo đó, điều quan trọng khi áp dụng hình thức lựa chọn này là

phải đảm bảo đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng MSTT không vượt đơn giá

của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu đã ký trước đó, phải mời nhà thầu trước đó đã lựa

chọn thong qua đấu thầu (rộng rãi hoặc hạn chế) và thời gian 6 tháng được tính từ khi ký hợp

đồng gốc đến khi kết quả MSTT được phê duyệt

Như vậy khi xây dựng KHĐT để để nghị được áp dụng hình thức MSTT cũng như khi

thực hiện KHĐT đã phê duyệt cho phép áp dụng MSMT đều phải đảm bảo các quy định nêu

trên

Trở lại tình huống do bạn nêu ra, trong hợp đồng đã ký trước đó qua đấu thầu rộng rãi

hặc hạn chế là nhà thầu độc lập ví dụ tên là A thì nhà thầu được mời để áp dụng MSTT phải là

A. Bởi lẽ, thông qua đấu thầu, qua đánh giá, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu thì nhà

thầu A đã được đánh giá đầy đủ. Còn trường hợp một nhà thầu mới (ví dụ nhà thầu liên danh

giữa A và B) thì thành viên mới của liên danh (nhà thầu B) này chưa được đánh giá đầy đủ,

do vậy không đủ cơ sở để khẳng định rằng nhà thầu liên danh này đáp ứng yêu cầu của

HSMT.

Tóm lại, khi áp dụng MSTT mà nhà thầu được mời không phải là nhà thầu đã ký hợp

đồng trước đó như trường hợp của bạn nêu ra là không phù hợp với quy định của pháp luật về

đấu thầu

Hỏi:

Đối với gói thầu xây lắp (quy mô nhỏ) đơn giản, khi lập HSMT không cho phép

các nhà thầu tham dự dưới hình thức liên danh. Điều này hợp lý không? Hay bắt buộc

trong HSMT phải dành cho nhà thầu sự tự do lựa chọn tham gia hoặc độc lập liên danh

Trả lời

Hiện tại đã có Mẫu HSMT gói thầu xây lắp quy mô nhỏ ban hành kèm theo

TT02/BKH , ngày 19/1/2010 (Mẫu năm 2010) của Bộ KH&ĐT. Đây là mẫu HSMT xây dựng

trên cơ sở NĐ 85/CP với quy định gói thầu XL quy mô nhỏ có giá gói thầu ≤8 tỷ đồng. Mẫu

này thay cho mẫu HSMT gối thầu XL quy mô nhỏ trước đây ban hành kèm theo QĐ

1744/BKH, ngày 29/12/2008 (Mẫu năm 2008) của Bộ KHĐT, với quy định gói thầu XL quy

mô nhỏ có giá trị gói thầu < 3 tỷ đồng.

Trong mẫu 2008 với giá gói thầu < 3 tỷ đồng nên tại Mục 2 quy định điều kiện tham

gia đấu thầu của Nhà thầu là “chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc

lập”. Nghĩa là không cho phép nhà thầu được tham gia với tư cách liên danh.

Tuy nhiên trong Mẫu 2010 với giá gói thầu ≤ 8 tỷ đồng cũng tại Mục 2 quy định đối

với nhà thầu “chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là Nhà thầu độc lập hoặc là nhà

thầu liên danh”. Với quy định “mở” trong mẫu 2010 thì về việc quyết định cho phép nhà thầu

tham gia dưới hình thức độc lập hay liên danh là thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư, tùy thuộc

vào đặc thù của gói thầu, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu tham gia để tăng cường

tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cho đồng tiền Nhà nước.

Đối với gói thầu XL quy mô nhỏ, đơn giản mà thấy rằng việc nhà thầu thực hiện Hợp

đồng dưới hình thức liên danh không cần thiết, thậm chí bất lợi thì có thể yêu cầu nhà thầu chỉ

được tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập (cũng như trước đây đã quy định trong mẫu

2008)

Hỏi:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Theo quy định tại Điều 33 khoản 2 điểm a) NĐ 85/CP thì “HAMT được phát

hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu”

Các trường hợp xảy ra sau đây có bị coi là “vi phạm” quy định trên hay không?

Khi đăng ký tải thông tin về thông báo mời thầu trên Báo đấu thầu, BMT xác

định một ngày bắt đầu phát hành HSMT cụ thể (ví dụ ngày 16/8/2010), nhưng Báo Đấu

thầu đăng tải thông báo mời thầu trước đó vài ngày (ví dụ 13/8/2010)

BMT phát hành HSMT từ ngày 16/08/2010 theo kế hoạch của mình thì có bị coi

đó là vi phạm không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 NĐ85/CP đối với gói thầu quy mô nhỏ (gói MSHH ≤ 5 tỷ

đồng, gói XL ≤ 8 tỷ đồng) thì MSMT được phát hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến

trước thời điểm đóng thầu.

Hiện tại ngày thông báo mời thầu được coi là ngày Báo đấu thầu phát hành có đăng tải

thông báo mời thầu. Điều này sẽ thuận tiện cho việc người đọc nắm bắt các thông tin về đấu

thầu, đặc biệt là về thông báo mời thầu.

Thủ tục đăng các thông tin về đấu thầu (gồm thông báo mời thầu) hiện đang thực hiện

theo QĐ4073/BKH, ngày 05/6/2008 của Bộ KH&ĐT. Theo đó tại “Phiếu đăng ký thông báo

mời thầu” trong số 12 nội dung cần đăng ký có nội dung só 7 là “thời gian bán HSMT” bên

cạnh cột ghi chú với nội dung “thời gian bán HSMT sớm nhất là sau 10 ngày kể từ ngày đăng

tải đầu tiên thông báo này và kéo dài cho đến trước thời điểm đóng thầu”.

Như vậy khi đăng ký thông báo mời thầu trên Báo thì đơn vị đăng ký cần nêu rõ yêu

cầu của mình về ngày bắt đầu phát hàng HSMT để đảm bảo rằng tới ngày phát hành theo dự

kiến thì HSMT đã được phê duyệt theo quy định.

Tuy nhiên thường xảy ra 3 tình huống trong việc đăng tải này:

Yêu cầu của đơn vị đăng ký thông báo mời thầu là được Báo chấn nhận. Khi đó ngày

phát hành HSMT chính là ngày đăng tải đầu tiên trên Báo Đấu thầu

Yêu cầu của đơn vị đăng ký đăng thông báo mời thầu khoogn được Báo đáp ứng do

nhiều lý do (ví dụ thông tin đăng ký chưa đầy đủ, trục trặc về việc chuyển tải thông tin..) làm

cho ngày phát hành HSMT theo dự kiến có thể bị chận lại (phải chờ tứi ngày được Báo đăng

tải)

Đơn vị đăng ký thong báo mời thầu gửi yêu cầu đăng tải với các nội dung quy định

nhưng gửi tới Báo Đấu thầu trước 5-6 ngày (tính tới ngày đăng tải đầu tiên dự kiến) sớm hơn

so với quy định gửi trước tối thiểu là 3 ngày (Điều 7 NĐ85/CP) thì báo có thể đăng thông báo

mời thầu lần đầu tiên trùng với ngày mà đơn vị đăng ký yêu cầu, song Báo cũng có thể đăng

tải sớm hơn nhưng vẫn giữ nguyên ngày phát hành HSMT theo dự kiế của đơn vị đăng ký nêu

tại cột ghi chú của Phiếu đăng ký thông báo mời thầu

Tóm lại, nội dung thông báo trên Báo Đấu thầu là một tuyên bố để nhà thầu và đơn vị

phát hành HSMT cũng thực hiện

Trở lại tình huống bạn nêu ra, nếu Báo đấu thầu ra ngày 13/8/2010 đăng tải việc phát

hành HSMT là vào ngày 16/8/2010 như yêu cầu của đơn vị đăng ký thì với gói quy mô nhỏ,

HSMT được phát hành bắt đầu từ 16/8/2010. Lưu ý rằng trong thông báo mời thầu trên Báo

đấu thầu bao giờ cũng có nội dung “thời gian phát hành HSMT”

Trường hợp đơn vị đăng ký với Báo là phát hàng HSMT vào ngày 16/8/2010 nhưng

báo ra ngày 13/8/2010 lại đăng là ngày phát hành HSMT là 13/8/2010 thì đó là sơ suất của

Báo và Báo cần có biện pháp khắc phục

Để tiện xử lý các trục trặc xảy ra giữa bên đăng ký đăng và Báo thì rang Web của Báo

là phương tiện để đăng ký kiểm tra lại yêu cầu của mình đã được chấp nhận đầy đủ hay chưa.

Địa chỉ trang Web của Báo là:

http://thongtindauthau.com.vnCác tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Hiện tại công văn số 4073/BKH đã được thay thay thế bằng Thông tư liên tịch số

20/BKH-BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ KH&ĐT – Bộ Tài Chính, có hiệu lực sau 45 ngày kể

từ ngày ký

Hỏi

Thời gian trong KHĐT được duyệt (thời gian lựa chọn nhà thầu, thời gian thực

hiện hợp đồng) căn cứ theo tiến độ được duyệt của dự án

Khi thời gian thực hiện thực tế chậm hơn có phải điều chỉnh KHĐT không?

Trả lời:

Vấn đề bạn nêu ra là thuộc về thời gian trong KHĐT được duyệt. KHĐT được người

có thẩm quyền xem xét, phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai, thực hiện. Do vậy

khi thực hiện có phát sinh, vướng mắc không đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong KHĐT thì Chủ

đầu tư (là người trình và cũng là người thực hiện) cần báo cáo người duyệt (người có thẩm

quyền) xem xét, quyết định

Tuy nhiên thời gian lựa chọn nhà thầu và thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra ở những

thời điểm khác nhau nên cách xử lý cũng khác nhau cụ thể

Về thời gian lựa chọn nhà thầu

Theo Điều 10 khoản 5 NĐ 85/CP thơi gian lựa chọn nhà thầu bao gồm 2 nội dung:

- Thời gian tổ chức để lựa chọn được nhà thầu (ví dụ vào tháng 10 hoặc quý IV 2010)

- Khoảng thời gian (ví dụ bao nhiêu ngày) kể từ ngày phát hàng HSMT (HSYC) đến

ngày ký hợp đồng. Khoảng thời gian này bao gồm nhiều công việc và phụ thuộc vào nhiều

yếu tố khách quan, chẳng hạn gồm thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT (HSĐX), thời

gian đánh giá HSDT (HSĐX), thời gian thẩm định kết quả đánh giá, thời gian xem xét, phê

duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và thời gian để

xử lý tình huống.

Đối với thời gian lựa chọn nhà thầu, khi thực hiện gặp khó khăn thì chủ đầu tư cần báo

cáo lý do để người có thẩm quyền xem xét, quyết định các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự

đồng bộ giữa các gói thầu thuộc dự án và hạn chế lãng phí có thể xảy ra

Về thời gian thực hiện hợp đồng:

Theo điều 10 khoản 7 NĐ 85/CP, thời gian thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng

có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng

Tuy nhiên, tại Điều 55 khoản 3 Luật Đấu thầu quy định “thời gian có hiệu lực của bảo

đảm thực hiện hợp đồng” (để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng

thầu) kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành.

Chính vì vậy trong Mẫu HSMT (do Bộ KH&ĐT ban hành) quy định “thời gian thực

hiện hợp đồng được tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày chuyển sang thực hiện

nghĩa vụ bảo hành (nếu có)”. Như vậy cần hiểu rằng thời gian thực hiện hợp đồng không bao

gồm thời gian bảo hành. Khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng thì vẫn còn nghĩa vụ bảo hành

(nếu có). Như vậy thời gian thực hiện hợp đồng nếu bị kéo dài thì việc này xảy ra trong quá

trình thực hiện hợp đồng, nghĩa là xảy ra sau khi đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với thời

gian thực hiện hợp đồng quy định trong KHĐT. Do vậy, việc xử lý tình huống này cần căn cứ

vào các điều khoản của Hợp đồng mà Chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc báo cáo người có

thẩm quyền xem xét điều chỉnh KHĐT trong quá trình thực hiện hợp đồng là không còn ý

nghĩa.

Hỏi

Trong kế hoạch đấu thầu (KHĐT) được duyệt, 1 gói thầu được áp dụng hình

thức lựa chonh nhà thầu là “Chỉ định thầu” (CĐT)

Trường hợp khi duyệt dự toán cho gói thầu (để thực hiện CĐT) thì giá trị vượt

hạn mức CĐT theo quy định tại Đ40 NĐ 85/CPCác tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Vậy có phải trình duyệt lại hình thức lựa chọn nhà thấu là chỉ định thầu như đã

duyệt trong KHĐT không?

Trả lời:

Các trường hợp áp dụng hình thức CĐT được quy định tại Điều 20 Luật đấu thầu năm

2005, nhưng được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38 và được cụ thể hóa tại Điều 40

NDD85/CP. Theo đó trường hợp giá gói thầu nằm trong một hạn mức quy định (gói thầu

DVTV ≤ 3 tỷ đồng, gói thầu MSHH ≤ 2 tỷ đồng, gói thầu XL ≤ 5 tỷ đồng) thì được xem xét

để áp dụng hình thức CĐT nhưng nếu cần thiết thì tổ chức đấu thầu

Tình huống của bạn nêu ra được minh họa như sau:

Gói thầu XL được phép áp dụng hình thức CĐT trong KHĐT, có giá gói thầu là 4.8 tỷ

đồng. Khi thực hiện theo trình tự CĐT quy định ở điều 41 NĐ 85/CP thì dự toán cho gói thầu

được duyệt là 5.1 tỷ đồng tức là vượt hạn mức được CĐT (Điều 40 NĐ 85/CP). Vậy có phải

trình người có thấm quyền duyệt lại hình thức lựa chọn nhà thầu từ CĐT sang một hình thức

lựa chọn khác không?

Để xử lý tình huống này cần áp dụng Điều 70 khoản 2 NĐ 85/CP. Theo đó quy định

như sau:

Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn

hoặc cao hơn giá gói thầu được duyệt thì dự toán này (5.1 tỷ đồng) sẽ thay thế giá gói thầu

(4.8 tỷ đồng) để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều

chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. Nhưng nếu dự toán cao hơn giá gói thầu đã duyệt

(như trong trường hợp của chúng ra đang đề cập) thì Chủ đầu tư phải đảm bảo rằng phần giá

trị cao hơn đó vẫn nằm trong tổng mức đầu tư của Dự án được duyệt. Đồng thời khi dự toán

cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu duyệt trong KHĐT không còn phù

hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật số 38 thì Chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển

đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

Trở lại tình huống của chúng ta, giá gói thầu là 4,8 tỷ đồng nên thuộc trường hợp được

xem xét CĐT, nay dự toán được duyệt là 5,1 tỷ đồng (chẳng hạn vẫn không làm vượt tổng

mức đầu tư của dự án) thì chủ đầu tư được quyền quyết định chuyển đổi sang hình thức lựa

chọn nhà thầu khác cho phù hợp ví dụ như áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu

hạn chế

Hỏi:

Chúng tôi tổ chức đồng thời 2 gói thầu MSHH (gói 1 và gói 2). Theo đó HSMT

được phát hành cùng 1 ngày, mở thầu cả 2 gói thầu ngay sau thời điểm đóng thầu vào

buổi sáng, chênh nhau 1 giờ. Có 1 nhà thầu tham dự nộp HSDT cho cả 2 gói thầu. Khi

mở thầu gói 1, đơn dự thầu của nhà thầu lập theo Mẫu số 1 trong HSMT, được ký bởi

phó giám đốc kèm theo giấy ủy quyền theo mẫu số 2 trong HSMT. Tuy nhiên, trong

Giấy ủy quyền tại nội dung [ghi tên gói thầu] thì lại ghi “gói thầu số 2”

Xin hỏi HSDT của nhà thầu cho gói 1 có được coi là hợp lệ hay không? Có thể

yêu cầu nhà thầu bổ sung 1 Giấy ủy quyền khác để đảm bảo sự hợp lệ không?

Trả lời

Giấy ủy quyền (theo mẫu trong HSMT) của nhà thầu là cho gói thầu số 2 nên Giấy ủy

quyền là hợp lệ đối với HSDT cho gói thầu 2. Còn giấy ủy quyền cho gói thầu 2 lại nằm trong

HSDT cho gói thầu 1 thì làm cho đơn dự thầu đối với gói thầu 1 là không hợp lệ hoặc có thể

coi như không có giấy ủy quyền. Như vậy, HSDT này (cho gói thầu 1) vi phạm điều kiện tiên

quyết của HSMT là đơn đự thầu không hợp lệ nên HSDT cần được loại và không được xem

xét tiếp.

Khi đánh giá HSDT, theo Luật Đấu thầu (Điều 36), nhà thầu có trách nhiệm làm rõ

HSDT nhưng đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi

giá dự thầu. Trong Nghị định 85/CP, Chính phủ còn cho phép sau khi mở thầu thì nhà thầu

được bổ xung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm (Điều 29)Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Tuy nhiên, đơn dự thầu cuả nhà thầu lại không thuộc nhóm tài liệu được phép bổ sung

nêu trên nên phải xem xét HSDT theo hiện trạng. Đơn dự thầu luôn thuộc 1 trong các yêu cầu

quan trọng (điều kiện tiên quyết) của HSMT mà nếu nhà thầu không đáp ứng thì HSDT sẽ bị

loại bỏ. Với các quy định hiện hành không thể yêu cầu nhà thầu bổ xung Giấy ủy quyền khác

để đơn dự thầu là hợp lệ. Vì như vậy sẽ làm cho HSDT đang không hợp lệ trở thành hợp lệ,

tức là thay đổi nội dung cơ bản của HSDT

Tuy nhiên đây chỉ là 1 sơ ý của nhà thầu nhưng lại rất nghiêm trọng, liên quan tới điều

kiện tiên quyết. Đây là bài học cho nhà thầu, nhưng cũng là một cảnh báo về sự cẩn trọng đối

với các nhà thầu khi chuẩn bị và noopk HSDT để tránh các sơ suất sau này có thể sảy ra trong

quá trình thực hiện hợp đồng với hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn.

Hỏi:

Trong mẫu thỏa thuận liên danh thuộc Mẫu HSMT không có Mục “Trách nhiệm

chung” trong khi phần Chỉ dẫn đối với nhà thầu, Mục 2 Khoản 2 lại yêu cầu phải có, đề

nghị giải thích?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn liên quan tới nhà thầu liên danh và thỏa thuận liên danh của nhà thầu

khi tham gia đấu thầu.

Khi dự thầu, nhà thầu phải đảm bảo tư cách hợp lệ theo Điều 7 (nếu nhà thầu là 1 tổ

chức) theo điều 8 (nếu nhà thầu là cá nhân) của Luật đấu thầu. Nhà thầu có tư cách hợp lệ

được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh (điều

64 Luật Đấu thầu). Đương nhiên, nhà thầu như vậy được coi là nhà thầu chính (Điều 4, khoản

12 Luật Đấu thầu), nếu được trúng thầu thì nhà thầu phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Còn

nhà thầu phụ không ký hợp đồng với Chủ đầu tư mà chỉ ký thỏa thuận hoặc Hợp đồng với nhà

thầu chính.

Như vây đối với 1 nhà thầu liên danh A+B (không gọi là liên danh nhà thầu vì ý nghĩa

khác đi) thì A cũng là nhà thầu chính và B cũng là nhà thầu chính. Điều này thể hiện thông

qua quy định ở Điều 15 và Điều 23 NĐ 85/CP khi đề cập tới các yêu cầu quan trọng (điều

kiện tiên quyết) trong HSMT. Cũng vì vậy trong Luật Đấu thầu quy định khi ký hợp đồng với

Chủ đầu tư (nếu trúng thầu) phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong lieen danh (Điều

46 Luật Đấu thầu)

Do nhà thầu liên danh (A+B) chỉ là một nhà thầu (tương tự như với một nhà thầu độc

lập) nên khi dự thầu, nhà thầu này được yêu cầu phải có thỏa thuận liên danh theo Mẫu quy

định trogn Mẫu HSMT (Mấu số 3) và quy định rõ trách nhiệm chung (vì là 1 nhà thầu) và

trách nhiệm riêng (vì gồm 2 thành viên). Tại mục 2 trong mẫu HSMT MSHH (TT05/BKH,

ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và tron mẫu HSMT XL (TT01/BKH, ngày

06/1/2010 của Bộ KH&ĐT) có quy định trong thời gian thỏa thuận liên danh (mẫu số 3) phải

quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng

thành viện đối với công việc thuộc gói thầu. Theo đó tại Mẫu số 3 (mẫu thỏa thuận liên danh),

ở Điều 1 khoản 2 đã quy định trách nhiệm chung, cụ thể:

- Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách

nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong Hợp đồng…

- Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình

như đã thỏa thuận thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại và xử lý.

Hai nội dung tên chính là gắn nhà thầu thành viên với trách nhiệm chung đối với một

nhà thầu liên danh

Ngoài ra trong mẫu HSMT tại nội dung về bảo đảm dự thầu có quy định: “Trường hợp

một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự

thầu thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu”. Quy định này cũng

bổ sung cho trách nhiệm chung đối với nhà thầu liên danh. Đáng ra về đảm bảo thực hiện hợp

đồng trong mẫu HSMT cũng nên quy định tương tự, nhưng tiếc rằng nội dung này còn chưa

được đề cập trong phần Điều kiện cụ thể của hợp đồng.Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy, trong quy định về đấu thầu có quy định về trách nhiệm chung đối với các

thành viên trong liên danh song được thể hiện tản mát và không ghi rõ là “Trách nhiệm

chung” và vì thế chúng ta đành tự mình suy luận, tập hợp vậy.

Hỏi

Gói thầu X có 3 nhà thầu A, B, C tham gia. Giả sử cả 3 nhà thầu đều bị loại do

không đáp ứng được yêu cầu của HSMT

Nếu nhà thầu A có thông số kỹ thuật gần đúng nhất so với HSMT (chỉ sai những

điều không cơ bản) thì có được đề xuất chọn nhà thầu A trúng thầu không?

Trả lời:

Việc đánh giá HSDT để so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu cần thực hiện theo các

yêu cầu của HSMT và TCĐG trong HSMT là “căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và

để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu”. Do vạy khi đánh giá HSDT

không thể thực hiện theo cách chủ quan của mình vì nó được công khai trogn HSMT. Đây

chính là quy định để đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Trở lại tình huống của bạn: cả 3 nhà thầu tham gia đấu thầu đề được đánh giá không

đáp ứng yêu cầu của HSMT (được hiểu là căn cứ yêu cầu của HSMT và TCĐG). Đây không

còn là một tình huống để xử lý. Căn cứ Điều 45 Luật đấu thầu thì HSDT của các nhà thầu

A,B, C đều bị loại bỏ.

Các quy định trong Luật Đấu thầu, trong NĐ 85/CP và cả trong mẫu HSMT là “cứng

nhắc” với mục đích tránh sự lạm dụng (cần coi HSMT là Luật Đấu thầu thu nhỏ trong 1 gói

thầu cụ thể). HSDT không đáp ứng yêu cầu của HSMT dù ở mức độ nào đó đều là không đáp

ứng và bị loại bỏ. Tuy nhiên qua bạn mô tả, trong 3 nhà thầu thì gặp nhà thầu A có thông số

kỹ thuật gần đúng nhất so với HSMT (được hiểu là không đáp ứng những yêu cầu không cơ

bản). Điều này cho thấy có vẻ như TCĐG về kỹ thuật là quá khắt khe, nên cần rút kinh

nghiệm. Còn nếu TCĐG là chính xác thì HSMT. Và đối với nhà thầu này thì không đủ cơ sở

để đề nghị trúng thầu vì không đảm bảo các điều kiện để đề nghị trúng thầu quy định tai Điều

38 Luật đấu thầu

Tuy nhiên trong NĐ 85/CP, tại Điều 29 có quy định một giải pháp linh hoạt để bạn có

thể vận dụng cho tình huống này, cụ thể “Khi xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu

cầu về mặt kỹ thuật, trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu về mặt kỹ thuật,

trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu BMT đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các

HSDT của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp nhất

và có khả năng mang lại hiệu quẩ cao hơn cho dự án”. Trường hợp được phép áp dụng quy

định vừa nêu mà nhà thầu A trở nên đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, lại có giá dự thầu sau sửa lỗi

và hiệu chỉnh sai lệch không vượt giá gói thầu thì sẽ đủ điều kiện đề nghị trúng thầu (tất nhiên

giả định là nhà thầu B và C không thuộc diện được đề xuất đánh giá lại hoặc dù cơ sở kết luận

là không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật)

Hỏi:

Tại 1 gói thầu mua sắp trực tiếp (MSTT), khi BMT trình kết quả lựa chọn nhà

thầu thì chỉ còn 2 ngày là hết thời hạn theo quy định (6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng

gốc đến ngày có quyết định kết quả MSTT)

- Nếu không kịp phê duyệt kết quả MSTT thì có phải ra quyết định hủy MSTT

không?

- Để tiếp tục mua sắm cần điều chỉnh KHĐT không?

- Trong trường hợp này, nhà thầu đã nộp HSĐX có quyền kiến nghị không?

Trả lời:

Điều kiện áp dụng hình thức MSTT được quy định tại điều 21 Luật Đấu thầu và được

quy định cchi tiết tại điaàu 42 NĐ 85/CP. Theo đó, thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết

hợp đồng gốc đến khi kết quả MSTT được phê duyệt. Để đảm bảo yêu cầu này thì các khâu

phải được tiến hành đồng bộ từ việc tạo căn cứ pháp lý (xây dựng, thẩm định và duyệt Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

KHĐT) đến giai đoạn thực hiện MSTT (lập, thẩm định (nếu có) và phê duyệt HSYC), tiếp đó

là đánh giá HSĐX, thẩm định và phê duyệt kết quả MSTT của Chủ đầu tư.

Trong Luật, Nghị định không quy định trường hợp biệt lệ. Do vậy đối với tình huống

của bạn, nếu không kịp phê duyệt kết quả MSTT trong thời gian quy định thì không được áp

dụng mua sắm trực tiếp và toàn bộ công việc phải bắt đầu lại từ đầu.

Có nhiều phương án xử lý tiếp theo:

Đề nghị áp dụng hình thức lựa chọn khác, phù hợp để trình người có thẩm quyền phê

duyệt điều chỉnh KHĐT.

Chờ kết quả từ 1 cuộc đấu thầu (thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế), trên cơ sở

đó đề nghị người có thẩm quyền cho phép áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong KHĐT

để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện

Trong cả 2 phương án đều phải báo cáo rõ lý do vì sao không có được kết quả MSTT

trong lần đầu tiên, các bài học kinh nghiệm và kể cả truy cứu trách nhiệm cho những bộ phận

liên quan, nếu có.

Đối với hình thức MSTT, nhà thầu không bị yêu cầu nộp đảm bảo dự thầu (Điều 27

Luật đấu thầu), nội dung HSĐX cũng được yêu cầu đơn giản hơn nhiều so với khi chuẩn bị

HSDT. Nói khác đi chi phí của nhà thầu tham gia MSTT là không lớn, ít ảnh hưởng tới lợi ích

của mình nên tình huống nhà thàu nêu kiến nghị là khó xảy ra.

Các quy định trong Luật, nghị định đề luôn cứng nhắc vì vậy điều quan trọng là làm

sao có được cách làm, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, lường trước phát sinh… của

cán bộ làm công tác đấu thầu. Đê thực hiện đúng Luật ngoài việc tập huấn để nắm chắc quy

định thì còn phải có sự chuẩn bị, tổ chức, sang tạo để không mâu thuẫn với các quy định.

Hỏi:

BMT có văn bản để nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT, nhưng không yêu cầu

gia hạn hiệu lực đảm bảo dự thầu tương ứng

Điều này có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Trả lời:

Tại Điều 2 khoản 5 NĐ 85/CP quy định: “Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi

không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu”. Theo

đó cần hiểu rằng pháp luật về đấu thầu bao gồm từ Luật Đấu thầu, Luật số 38, NĐ 85/CP

(thay thế cho các Nghị định trước đó), các Thông tư của các Bộ (thực hiện theo trách nhiệm

do Chính phủ quy định) và các văn bản pháp lý liên quan tới đấu thầu. Toàn bộ hệ thống các

văn bản này bổ sung cho nhau và tạo thành một thể thống nhất. Do vậy trường hợp đọc Luật

thấy chưa đủ rõ thì cần tiếp tục đọc Nghị Định, nếu thấy Nghị định cũng chưa rõ thì đọc

Thông tư (bao gồm các Thông tư về Mẫu HSMT, Mẫu BCĐG HSDT, Mẫu báo cáo thẩm

định…) Trong trường hợp sự việc là đặc thù, nằm ở ranh giới thì có thể tham chiếu ý kiến

chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu.

Liên quan tới tình huống của bạn là khi BMT đề nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT

mà lại không yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực của đảm bảo dự thầu. Rõ rang việc

làm này là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, Cụ thể:

- Trong Luật đấu thầu (điều 27 Khoản 4) quy định:

Trường hợp cần gia hạn hiệu lực HSDT, BMT phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương

ứng hiệu lực của đảm bả dự thầu…”

- Trong mẫu HSMT (Mục 18 Mẫu HSMT XL, mục 15 mẫu HSMT MSHH) cũng quy

định:

BMT có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực của HSDT

một hoặc nhiều lần với tổng thời gian tất cả các yêu cầu mà nhà thầu gia hạn không quá 30

ngày, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự

thầu”.Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy việc xử lý của BMT như trường hợp nêu ra cho thấy hình như BMT chưa

nắm vững đầy đủ các quy định của pháp luật. Cần hiểu rằng hiệu lực của đảm bảo dự thầu

chính là đảm bảo bằng vật chất đối với các nội dung mà nhà thầu nêu trong HSDT của mình,

thiếu nó thì hiệu lực của HSDT sẽ không có ý nghĩa

Hỏi:

Sau khi phát hành HSMT, BMT phát hiện có lỗi trong HSMT (câu chưa rõ

nghĩa, dễ hiểu lầm khi chuẩn bị HSDT, sai khối lượng công việc….) BMT đã chủ động

soạn văn bản giải thích thêm hoặc sửa khối lượng công việc trong HSMT và gửi đến các

nhà thầu đã mua HSMT.

- BMT có vượt quá quyền hạn của mình?

- Các thay đổi trong HSMT sau khi phát hành có cần phải thẩm định để Chủ

đầu tư phê duyệt?

Trả lời:

Tình huống mà Bạn nêu ra liên quan tới 2 nội dung:

Về quyền và nghĩa vụ của BMT

BMT thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu căn cứ Điều 2 Luật Đấu thầu. Quyền và

nghĩa vụ của BMT được quy định ở Điều 62 Luật Đấu thầu, còn điều kiện đối với từng cá

nhân tham gia BMT được quy định tại Điều 9 khoản 1 Luật Đấu thầu.

Theo đó, BMT có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cho Chủ đầu tư phê duyệt, thực

hiện các công việc giúp cho Chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Như vậy việc sửa đổi HSMT đã phát hành, dù là sửa câu chữ hay chuẩn xác khối

lượng công việc, điều chỉnh các yêu cầu nêu trong HSMT đã phát hành…. Đều không thuộc

nhiệm vụ cũng như quyền hạn của BMT.

Theo quy định trong NĐ 85/CP (Điều 15, Điều 23), trên cơ sở HSMT được lập (phù

hợp với Mẫu HSMT do Bộ KH&ĐT ban hành, phù hợp với đặc thù của gói thầu cụ thể), Chủ

đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Với quy trình như vậy thì việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh bất kỳ nội dung nào trong

HSMT phải được Chủ đầu tư xem xét, quyết định bởi lẽ Chủ Đầu tư là người phê duyệt

HSMT, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Với 1 quy trình

chặt chẽ, có sự tham gia của nhiều người từ người lập HSMT, người thẩm định, người phê

duyệt, tất cả đều có trình độ chuyên môn và có chứng chỉ về đấu thầu thì làm sao lại đến mức

trong HSMT đã ban hành vẫn có “câu chữ chưa rõ nghĩa, sai khối lượng công việc…”. Phải

chăng HSMT được thông qua một các hình thức, thiếu trách nhiệm.. Đây cũng là vấn đề đang

xảy ra ở một số cuộc đấu thầu, làm cho các quy định, yêu cầu, mục tiêu của Luật đấu thầu vẫn

chỉ nằm trên giấy.

Về việc thẩm định trước khi duyệt

Đây là một công việc bắt buộc không những đối vơi HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu

cũng như đối với KHĐT. Đơn vị lập HSMT và đơn vị thẩm định HSMT phải độc lập với

nhau và chỉ là người giúp việc, tạo cơ sở cho Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, trong

quá trình xem xét HSMT để phê duyệt thì chủ đầu tư có thể tự quyết định điều chỉnh, sửa đổi

một vài từ ngữ cho rõ nghĩa, song khi phát hiện hoặc nghi ngờ các số liệu, con số, khối lượng

công việc… liên quan tới thiết kế chẳng hạn thì Chủ đầu tư có thể không đủ thông tin, cơ sở

để tự quyết định và khi đó cần có ý kiến của các đơn vị giúp việc. Như vậy, càng minh chứng

rằng việc sửa đổi HSMT của BMT là không đủ cơ sở và vượt quá thẩm quyền của mình. Còn

1 khi HSMT đã ban hành mà buộc phải sửa đổi, bổ sung thì cũng nên truy cứu trách nhiệm

của những cá nhân, tổ chức đã tham gia xây dựng HSMT, đã thẩm định HSMT và ngay cả

người phê duyệt HSMT để hạn chế sơ suất lặp lại.

Hỏi:

Theo NĐ 85/CP, các nhà thầu tham dự thầu được phép bổ xung tài liệu chứng

minh về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Trường hợp HSMT không yêu cầu Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

nộp tài liệu đó nhưng vì tài liệu đó là cần thiết để chứng minh thì nhà thầu đáo ứng điều

kiện tiên quyết như quy định trong nghị trong NĐ 85/CP thì có được yêu cầu nhà thầu

bổ xung không?

Trả lời

Đầu tiên phải lưu ý rằng HSMT là căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT, để

BMT để đánh giá HSDT và cũng là căn cứ để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng (Điều 1

khoảng 24 Luật Đấu thầu). Do vai trò quan trọng như vậy (là “căm cứ pháp lý”) nên việc sửa

đổi HSMT sau khi phát hành chỉ được phép tiến hành tối thiểu 10 ngày trước thời điểm đóng

thầu (Điều 33 Luật Đấu thầu), tối thiểu 3 ngày trước thời điểm đóng thầu đối với gói thầu quy

mô nhỏ (Điều 33 NĐ 85/CP). Như vậy về nguyên tắc sau khi mở thầu, BMT không thể yêu

cầu nhà thầu cung cấp các nội dung ngoài yêu cầu đã nêu trong HSMT để đảm bảo sự minh

bạch, công bằng.

Tuy nhiên vì HSMT không yêu cầu về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của

nhà thầu thì nhà thầu được lựa chọn có thể không đủ điều kiện đảm bảo thực hiện gói thầu.

Khi đó, người có thẩm quyền nếu có đủ thông tin về cuộc đấu thầu thì có thể sẽ áp dụng quy

định tại Điều 2 Luật số 38 và được cụ thể hóa tại Điều 66 NĐ 85/CP để yêu cầu “hủy Đấu

thầu”. Nếu xảy ra việc này thì căn cứ Điều 75 Luật đấu thầu, ai gây ra thiệt hại (do phải tổ

chức đấu thầu lại với HSMT mới) thì người đó sẽ phải bỏ tiền để đền bù, khắc phục.

Tình huống của bạn cho thấy điều kiện tiên quyết (yêu cầu quan trọng) trong mẫu

HSMT đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành là những yêu cầu không thể bỏ qua đối với

bất kỳ HSMT nào thì nó đã bị bỏ qua trong trường hợp này. Theo quy trình, sau khi HSMT

được lập sẽ phải qua thẩm định để có cơ sở trình chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong tình

huống này, vai trò của công tác thẩm định HSMT để phát hiện các sơ suất trong tài liệu quan

trọng này hình như quá mờ nhạt nếu không nói là thiếu trách nhiệm. Mặc dù theo quy định

người lập HSMT, người thẩm định HSMT đều có “chứng chỉ về đấu thầu” nhưng có vẻ như

chứng chỉ như vậy vẫn là chưa đủ. Trong NĐ 85?CP (Điều 59 khoản 6) Chính phủ cho phép

khi nội bộ Chủ đầu tư không đủ năng lực để thẩm định HSMT thì Chủ đầu tư có thể lựa chọn

(thuê) một tổ chức tư vấn đủ năng lực và kinh nghiệm làm nhiệm vụ thẩm định HSMT. Đây

có thể là HSMT. Đây có thể là một giải pháp tích cực vừa đảm bảo tính khách quan và vừa

nâng cao trách nhiệm trong công việc thẩm định.


 

Hỏi

Trong Hồ sơ mời thầu (HSMT) có nêu hình thức hợp đồng trọn gói, yêu cầu nhà

thầu chào giá theo bảng tiên lượng mời thầu và phải kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế. Nếu

phát hiện thấy có chênh lệch thiếu (dư) thì lập bảng khối lượng riêng và chào riêng để

Chủ đầu tư xem xét

Ở đây, giả thiết rằng nhà thầu đã chào hàng theo bảng tiên lượng mời thầu và có

kèm theo bảng chào riêng cho phần khối lượng thiếu, Chủ đầu tư cũng kiểm tra và công

nhận khối lượng thiếu đó là đúng và nếu bổ xung giá trị ứng với khối lượng thiếu thì vẫn

chưa vượt giá gói thầu đã phê duyệt. Khi đưa về mặt bằng giá trong tổ chuyên gia đấu

thầu có 2 quan điểm như sau:

Quan điểm 1: Chấm theo bảng tiên lượng mời thầu (vì đây là đề bài thi) mà

không xét đến phần khối lượng thừa thiếu. Chỉ đưa về mặt bằng trong phạm vi tiên

lượng của HSMT. Sau khi xác định nhà thầu trúng thầu, mời nhà thầu này đến để trao

đổi về phần khối lượng thừa/ thiếu. Sauk hi thống nhất và được xác nhận là đúng thì sẽ

ký Hợp đồng bao gồm giá dự thầu + chi phí cho khối lượng thừa/ thiếu.

Làm như vậy lại trái với quy định “giá ký Hợp đồng không vượt giá trúng thầu”

như quy định trong Luật. Hay là phải ký thêm Phụ lục bổ sung hợp đồng?

Quan điểm 2: Chủ đầu tư lấy phần khối lượng thiếu đó cộng thêm cho tất cả các

nhà thầu tham gia dự thầu (kể cả nhà thầu không phát hiện phần khối lượng thiếu) để

đưa về mặt bằng giá. Rồi xác định giá đánh giá để xếp hạng và chọn nhà thầu trúng

thầu.Các tình huống trong đấu thầu.Như vậy lại mâu thuẫn với việc “chấm thầu phải căn cứ vào HSMT tức là trên đề

bài thi đưa ra”.Hai quan điểm trên thì quan điểm nào đúng? Và cách xử lý đúng là thế nào?

Trả lời:

Tình huống do bạn nêu ra là thuộc gói thầu xây lắp. HSMT đối với gói thầu mà bạn đề

cập là phù hợp với Mẫu HSMT xây lắp ban hàng kèm theo TT01/BKH, ngày 6/1/2010 của Bộ

KH&ĐT. Theo đó tại Mục 16, giá dự thầu và biểu giá quy định khi phát hiện tiên lượng chưa

chính xác so với thiết kế, nhà thầu lập bảng chào giá riêng để chủ đầu tư xem xét, không đưa

vào giá dự thầu.

Vì HSMT là căn cứ pháp lý (đề bài thi) nên việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào Tiêu

chuẩn đánh giá và các yêu cầu trong HSMT (Điều 28 Luật Đấu thầu) nhằm so sánh, xếp hạng

các HSDT và cuối cùng là để chọn được nàh thầu trúng thầu. Với quy định như vậy thì quan

điểm 1 là hoàn toàn phù hợp. Quy định “giá ký hợp đồng không vượt giá trúng thầu” (Điều 46

Luật Đấu thầu được sửa đổi bổ xung bởi Luật số 38) là nhằm hạn chế sự tùy tiện trong việc ký

Hợp đồng sử dụng tiền nhà nước. Điều này hoàn toàn thực hiện được nếu HSMT là chuẩn

mực, tiên lượng bóc từ bản vẽ thiết kế là đầy đủ, chính xác.

Nhưng thực tế, trong nhiều gói thầu xây lắp cho thấy tiên lượng mời thầu thường

không chuẩn xác (bóc thiếu). Do vậy trong NĐ85/CP (Điều 70 Khoản 9), trong Mẫu HSMT

Xây lắp (Mục 36) cho phép chủ đầu tư được quyền xử lý đối với những khối lượng công việc

ngoài phạm vi công việc trong HSMT miễn là không làm vượt Tổng mức đầu tư đã duyệt cho

Dự án.

Có 2 quan điểm khác nhau mà “Quan điểm 1” là phù hợp thì “Quan điểm 2” là không

phù hợp, không thể áp dụng do:

- Khối lượng thiếu (so với tiên lượng mời thầu) được chủ đầu tư kiểm tra và xác nhận

lại là nội dung chưa có trong HSMT. Việc cộng thêm đối tượng thiếu nhân với đơn giá của

từng nhà thầu (thường có đơn giá khác nhau) sẽ tạo nên sự so sánh không công bằng. Nói

khác đi thực hiện theo cách này tức là đã bổ xung, sửa đổi HSMT khi chấm thầu dẫn đến đã

thay đổi đầu bài thì sao còn gọi là minh bạch, công bằng.

- Có những khối lượng thiếu của tiên lượng mời thầu không thể xác định ngay trong

quá trình đánh giá HSDT. Do cần có thời gian (nhất là đối với các sai khác lớn) nên việc này

thường để vào giai đoạn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Khi đó đơn vị tư vấn (lập thiết kế,

bóc tiên lượng, lập dự toán) được mời đến cùng Chủ đầu tư, nhà thầu trao đổi về khối lượng

thiếu này để đưa ra 1 kết luận cuối cùng.

Tuy nhiên điều cần lưu ý là hình thức hợp đồng nêu trong HSMT cho gói thầu là trọn

gói. Theo Điều 49 Luật Đấu thầu thì hợp đồng trọn gói chỉ áp dụng cho những công việc được

xác định rõ về số lượng, khối lượng. Đối với các công trình xây lắp thường rất khó đảm bảo

điều kiện này, có chăng chỉ đối với phần nổi (trên mặt đất) của công trình. Các công việc

trong lòng đất (đặc biệt khi xuống sâu) thì khó có ai có thể khẳng định chính xác số lượng,

khối lượng công việc sẽ được thực hiện, nghĩa là không đủ điều kiện áp dụng hình thức hợp

đồng trọn gói.

Mặt khác theo NĐ 85/CP (Điều 48 về hợp đồng trọn gói đối với xây lắp) quy định

sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu

đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong

hợp đồng) không ảnh hưởng với số tiền thanh toán cho nhà thầu” và “chủ đầu tư chịu trách

nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trong trường hợp có tính thất

thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc Chủ

đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật”. Rõ rang hợp đồng

trọn gói nêu trong HSMT đối với trường hợp này cần được xem xét lại, có thể không đủ điều

kiện để áp dụng.

Tóm lại khi tham gia các hoạt động đấu thầu, khi lập HSMT, đánh giá HSDT cần

nghiên cứu để nắm vững không chỉ Luật, Nghị định, các Thông tư ban hành kèm theo Mẫu Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

HSMT mà còn đòi hỏi kỹ năng xử lý tình huông để đảm bảo được các mục tiêu của Luật Đấu

thầu.

Hỏi:

Chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia đấu thầu (gồm 5 thành viên) và có yêu cầu

Phòng Thanh tra bảo vệ cử 1 nhân viên tham gia tổ để giám sát việc xét thầu.

Xin hỏi nhân viên thanh tra bảo vệ có được là thành viên của Tổ và được quyền

tham gia xét thầu không hay chỉ giám sát sự làm việc của Tổ chuyên gia đấu thầu?

Trả lời.

Việc thành lập tổ chuyên gia đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư

(Điều 61 Luật Đấu thầu). Tuy nhiên điều kiện đối với từng cá nhân là thành viên Tổ chuyên

gia đấu thầu được quy định tại Điều 9 Luật đấu thầu. Theo đó, từng thành viên Tổ này phải có

trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, am hiểu các nội dung cụ thể của gói thầu, có tối

thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan tới gói thầu (theo quy định tại Thông tư

10/BKH, ngày 15/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Như vậy nếu nhân viên phòng Thanh tra bảo vệ có đủ các điều kiện như Điều 9 Luật

Đấu thầu thì hoàn toàn đủ tư cách để Chủ Đầu tư cử vào tổ chuyên gia đấu thầu. Khi đó Tổ

chuyên gia đấu thầu cần thực hiện theo quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 63 Luật Đấu

thầu. Trong Mẫu báo cáo đánh giá HSDT (là nhiệm vụ cảu tổ chuyên gia đấu thầu) ban hành

kèm theo thông tư của Bộ KH&ĐT (TT09/BKH, TT15/BKH) thì từng thành viên Tổ chuyên

gia đấu thầu phải ký xác nhận và báo cáo đánh giá HSDT để trình Chủ đầu tư và để phục vụ

việc thẩm định tiếp theo.

Trường hợp, nhân viên phòng thanh tra bảo vệ, không có đủ điều kiện là 1 thành viên

Tổ Chuyên gia đấu thầu thì không thể tham gia Tổ này để đánh giá HSDT bởi lẽ sẽ không có

trình độ chuyên môn, không đủ năng lực đánh giá các HSDT, có thể làm sai lệch kết quả, tạo

ra sự không công bằng. Nếu chỉ với chức năng giám sát các hoạt động của Tổ chuyên gia đấu

thầu thì Chủ đầu tư nên giao nhiệm vụ riêng cho nhân viên phòng thanh tra bảo vệ mà không

đưa vào Tổ chuyên gia đấu thầu.

Hỏi:

Trong 1 cuộc đấu thầu đối với gói thầu xây lắp có 5 nhà thầu tham gia. Tại bước

đánh giá sơ bộ chỉ có 2 nhà thầu M và N vượt qua để được đánh giá chi tiết.

Đánh giá về mặt kỹ thuật, cả 2 nhà thầu đều đạt mức yêu cầu tối thiểu căn cứ

TCĐG sử dụng thang điểm nêu trong HSMT, HSDT của nhà thầu M và N đều được sửa

lồi và hiệu chỉnh sai lệch nhưng đều nằm trong phạm vi cho phép. Giá đánh giá nêu

trong TCĐG là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.

Căn cứ kết quả đánh giá về mặt tài chính thì nhà thầu M có giá dự thầu sau sửa

lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn nên được xếp thứ 1, đồng thời giá này không vượt giá

gói thầu nên được xếp thứ 1, đồng thời giá này không vượt giá gói thầu nên được BMT

đề nghị trúng thầu. Nhà thầu còn lại ( Nhà thầu N) có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu

chỉnh sai lệch cao hơn giá tương ứng của nhà thầu M, song lại cao hơn giá cả gói thầu.

Do vậy BMT không xếp hạng nhà thầu N.Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không?

Trả lời:

Theo luật đấu thầu (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng

yêu cầu của bên mời thầu. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài

nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu

chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu. Việc

quyết định về kết quả đấu thầu được chuyển từ người có thẩm quyền (quy định trong Luật

Đấu thầu năm 2005) sang Chủ Đầu tư (Luật số 38 năm 2009) nhưng phải dựa trên báo cáo

HSDT của BMT và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm

vụ thẩm định. Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư còn phải phê

duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (quy định tại Điều 61 khoản 4 Luật Đấu thầu). Chính vì Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

vậy, trong Mẫu HSMT (chẳng hạn Mẫu HSMT xây lắp ban hang kèm theo thông tư 01/BKH,

ngày 6/1/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại Mục 28 quy định: việc so sánh, xếp hạng

HSDT là căn cứ vào giá đánh giá, cụ thể quy định trên cùng một mặt bằng các yếu tố kỹ thuật,

tài chính, thương mại và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT là căn cứ vào đánh giá,

cụ thể quy định “giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố khác để so

sánh, xếp hạng HSDT”. Một nhà thầu đã được xác định giá đánh giá thì phải được xếp hạng

bởi lẽ HSDT của họ đã vượt qua mọi bước đánh giá (đánh giá sơ bộ, đánh giá về mặt kỹ thuật,

sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch). Nói khác đi, nhà thầu được xác định giá đánh giá là nhà thầu

thuộc 1 trong các ứng cử viên để được đề nghị trúng thầu. Ngược lại, nhà thầu không được

xác định giá đánh giá là nhà thầu không còn cơ hội để được đề nghị trúng thầu. Đây là thước

đo về chất lượng đối với HSDT. Việc xếp hạng nhà thầu (trên cơ sở đánh giá trong trường

hợp này) còn liên quan tới 1 tình huống có thể xảy ra trong trường hợp không thành công

trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đối với nhà thầu xếp thứ 1 thì mới có cơ sở

để chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo, hoàn thiện hợp

đồng như quy định tại khoản 3 Điều 42, Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ xung bởi Luật số 38.

Có điều cần lưu ý rằng việc xếp hạng nhà thầu và điều kiện đề nghị trúng thầu là khác

nhau. Nhà thầu được xếp hạng thứ 1 mới là điều kiện cần, còn nếu nhà thầu này có giá đề

nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) không vượt giá gói thầu mới là

điều kiện đủ để được đề nghị trúng thầu. Do vậy, nhà thầu N được xếp hạng chứ không phải

được đề nghị trúng thầu nên việc giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu

này vượt quá gói thầu sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp hạng của nhà thầu.

Như vậy kết quả đấu thầu cần được hiểu là gồm 2 nội dung:

- Nhà thầu được đề nghị trúng thầu

- Danh sách xếp hạng nhà thầu

Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách

xếp hạng nhà thầu khi trình chủ đầu tư về kết quả đấu thầu.

Em không thấy trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn nói về khái niệm

Thư giảm giá”. Em không hiểu về thư giảm giá trong HSMT và trong HSDT như thế

nào cho hợp lý? Mong anh( chị ) giải thích về khái niệm và tác dụng của thư giảm giá

trong thực tế đấu thầu là như thế nào giùm em?

Xin được trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Đấu thầu là một cuộc đấu trí (chủ yếu về giá) giữa các nhà thầu dựa vào đề bài là Hồ

sơ mời thầu. Nếu như trong quá trình xác định giá của hồ sơ dự thầu, người lập giá dự thầu

cho các công việc một cách chính tắc và sau đó sẽ cho ra đáp số về giá dự thầu dựa trên khối

lượng mời thầu và đơn giá khả thi của từng loại vật tư mà nhà thầu có thể bảo đảm.

Với những công tác cố định như thế để xác định được giá dự thầu thì sự chênh lệch giá

giữa các nhà thầu sẽ không nhiều, sự nổi trội ấn tượng về giá không cao bởi vì đơn giá, giá vật

tư mà các nhà thầu áp vào thường không có sự chênh lệch lớn. Điều hơn kém giữa các nhà

thầu ở đây là năng lực triển khai thi công, kinh nghiệm của từng nhà thầu sẽ khác nhau nhiều,

điều này làm ảnh hưởng lớn đến giá bỏ thầu của mỗi HSDT. Điều đó được các nhà thầu gói

gọn trong “THƯ GIẢM GIÁ”.

Thư giảm giá là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với giá

dự thầu đã tính toán theo những “mức chuẩn” (chuẩn của nhà thầu, của nhà nước hay của Hồ

sơ mời thầu quy định..). Trong thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý do giảm giá. Thư

giảm giá hợp lệ trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa

nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu. Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy

định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. (Nếu uỷ quyền phải là uỷ quyền

hợp pháp theo quy định pháp luật). Thư giảm giá không có quy định nào hướng dẫn mà do

thực tế cuộc sống” sinh ra. Nó thuận tiện bởi nhiều lẽ:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

1. Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm giá chỉ

có người ký mới biết (giám đốc). Người lập dự toán đấu thầu không thể biết.

2. Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp lý, đặc

biệt là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và thực sự đấu thầu là một cuộc cạnh tranh

khốc liệt.

3. Thư giảm giá là công cụ hữu ích, là “bí kíp” rất linh hoạt mà không thể bị phát hiện

để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề.

4. Thư giảm giá là một vấn đề tế nhị.

Bởi vậy thư giảm giá là không thể thiếu trong đấu thầu. Nhưng như thế nào là hợp lệ

(kể về mặt pháp lý lẫn nội dung) là do Hồ sơ mời thầu quy định. Phụ thuộc vào trình độ của

người lập Hồ sơ mời thầu và hoàn toàn không có văn bản nào quy định. Bản chất của thư

giảm giá rất đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung vô cùng quan trọng, thậm chí mang

tính quyết định để giúp nhà thầu thắng thầu.

Hỏi: Xin cho biết cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ từng thành viên trong liên

danh dự thầu? Hợp đồng đã ký với liên danh nhưng có đơn đề nghị hủy hợp đồng từ

một thành viên liên danh thì cách xử lý thế nào?

Trả lời:

Khi nhà thầu liên danh tham dự đấu thầu, trúng thầu và ký kết hợp đồng với bên giao

thầu thì quyền và nghĩa vụ của từng nhà thầu trong liên danh sẽ được xác định theo thỏa thuận

liên danh giữa các nhà thầu theo hợp đồng ký kết với bên giao thầu.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thành viên liên danh đơn phương đề nghị hủy

hợp đồng với bên giao thầu mà không do lỗi bên giao thầu thì bên giao thầu có quyền tịch thu

tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng làm thủ tục hủy hợp đồng. Việc hủy hợp đồng thực hiện

theo quy định tại Điều 424 Bộ Luật Dân sự và thỏa thuận hợp đồng.

Đối với phần công việc của hợp đồng bị từ chối thực hiện do hủy hợp đồng, bên giao

thầu có thể giao lại cho nhà thầu khác trong liên danh nếu nhà thầu này có nguyện vọng và đủ

điều kiện năng lực để thực hiện hoặc tổ chức lựa chọn nhà thầu khác thực hiện phần việc này.

Trong cả hai trường hợp, chủ đầu tư cần báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt lại kết quả

lựa chọn nhà thầu và ký kết lại hợp đồng giao nhận thầu.

Câu hỏi ” Xin anh ( chị ) giải thích giúp em việc tổ chức đấu thầu được thực hiện

theo nội dung nào? Chỉ định thầu tư vấn xây dựng được thực hiện theo các nội dung

nào?”

Xin được trả lời bạn như sau:

Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo nội dung nào?

1. Viêc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo các nội dung:

- Lập hồ sơ mời thầu.

- Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

- Phát hành hồ sơ mời thầu.

- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.

- Mở thầu.

- Đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Đàm phán hợp đồng.

- Trình, phê, duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.

- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Chỉ định thầu tư vấn xây dựng được thực hiện theo các nội dung nào?

2. Nội dung lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu (HSYC)

- Chủ đầu tư lập hồ sơ yêu cầu với các nội dung:Các tình huống trong đấu thầu

(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

- Thông tin về gói thầu: Tên, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, thời gian

thực hiện, giá gói thầu, tên nội dung công việc của gói thầu, thời gian thực hiện, giá gói thầu,

tên và địa chỉ chủ đầu tư, tên dự án, nguồn vốn.

- Quy mô dự án: loại, cấp, công trình và địa điểm xây dựng:

- Khả năng hỗ trợ của chủ đầu tư về điều kiện làm việc của tư vấn như: văn phòng,

trang thiết bị làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại và các hỗ trợ cần thiết khác.

- Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đề xuất.

- Yêu cầu nhà thầu kê khai đề xuất

Nhà thầu kê khai, đề xuất về kỹ thuật và tài chính trong một túi hồ sơ bao gồm:

- Tên, địa chỉ, năm thành lập, lĩnh vực hoạt động, năng lực hoạt động xây dựng của tổ

chức, kể cả của thầu phụ.

- Huy động nhân sự thực hiện gối thầu: danh sách và năng lực của các chuyên gia chủ

chốt như chủ nhiệm, chủ trì, giám đốc, danh sách các kỹ sư, kiến trúc sư, cán bộ kỹ thuật, có

chuyên ngành phù hợp với các công việc đảm nhận, bố trí nhân sự theo các phần công việc

của gói thầu.

- Giải pháp thực hiện gói thầu: Giải pháp kỹ thuật và tổ chức, quản lý thực hiện công

việc tư vấn, tổ chức quản lý chất lượng, phương tiện, điều kiện làm việc, thời gian, tiến độ

thực hiện gói thầu, phần việc sử dụng thầu phụ (nếu có).

- Đề xuất giá, các điều kiện tài chính, thương mại và các đề xuất ưu đãi (nếu có).

- Cam kết thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi trúng thầu: cam kết về tiến

độ thực hiện và chất lượng sản phẩm tư vấn.

Tình huống: “Trong khi xét thầu thì giá như thế nào là hợp lý, vì nếu gặp trường

hợp đơn vị bỏ giá quá thấp nhưng vẫn trúng thầu thì xử lý như thế nào? Ví dụ: có đơn

vị bỏ giá dự thầu 23.000đồng/1m3 bê tông tấm đan mà vẫn trúng thàu bình thường, Vậy

xin hỏi có quy định nào quy định giá bỏ thầu phải phù hợp với giá thực tế hay không?

Trả lời:

Hiện nay chưa thấy có qui định thế nào là giá dự thầu hợp lý. Giá hợp lý là giá nhà

thầu đưa ra bao gồm tất cả các chi phí cần thiết và đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và

không có chi phí bất thường so với đơn giá thị trường hay do nhà nước ban hành.

Đơn giá 23.000 đ/m3 bê tông là đơn giá khác thường, ảnh hưởng đến tính khả thi

trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì không thể tạo ra sản phẩm 1m3 bê tông với chi phí

23.000 đồng.

Theo khoản 5 điều 70 NĐ 58 có giải thích: “Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá

khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm

rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ

rõ, không có tính thuyết phục thì đây được coi là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo

quy định như đối với nội dung chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ

sơ mời thầu theo quy định tại Điều 30 Nghị định này. Đối với gói thầu có sử dụng vốn ODA,

trường hợp nhà tài trợ quy định không được hiệu chỉnh đơn giá chào thầu của nhà thầu thì nếu

bên mời thầu nhận định các đơn giá đó là khác thường, ảnh hưởng đến tính khả thi trong quá

trình thực hiện hợp đồng thì báo cáo người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền để

yêu cầu nhà thầu tăng giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng với mức tối đa là 30% giá hợp

đồng”.

Một tình huống về Mua sắm hàng hóa thiết bị xảy ra trong thực thế như sau:

Trong hồ sơ dự thầu (HSDT) của 2 nhà thầu A và B có để xuất cùng chung một

cán bộ tham gia vào gói thầu là ông Nguyễn Văn A. Ông A này vừa ký hợp đồng làm cho

công ty A lại vừa ký hợp đồng cho công ty B. Khi xét HSDT của công ty A và công ty B

thì 2 hồ sơ này bị loại vì lý do là 2 HSDT của 2 công ty này đều có tên ông Nguyễn Văn A

(mặc dù giá của công ty A là thấp nhất , rồi mới tới công ty B ).

Hỏi:Các tình huống trong đấu thầu

Kết luận của Chủ đầu tư trong việc đánh giá HSDT như trên có phù hợp với quy

định của pháp luật về đấu thầu.

Trả lời:

Theo quy định của Luật Đấu thầu Điều 28 việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu

chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu

có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Ngoài ra, việc đánh

giá HSDT còn phải căn cứ vào HSDT đã nộp các tài liệu giải thích và làm rõ HSDT của nhà

thầu.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP trong tiêu chuẩn

đánh giá HSDT gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm yêu cầu về khả năng lắp đặt và năng lực

cán bộ kỹ thuật và các yếu tố khác. Đồng thời , Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm

theo Quyết định số 1118/2008/QĐ -BKH ngày 22/5/2007 ( hiện được thay thế bằng Quyết

định số 1118/2008/ĐQ-BKH ngày 03/9/2008 ) của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng quy

định trong tiêu chuẩn đánh giá về nội dung bố trí cán bộ kỹ thuật. Như vậy, khi xây dựng

HSMT chủ đầu tư cần bám sát các quy định hiện hành về việc lập HSMT và đảm bảo cho phù

hợp với yêu cầu cụ thể của gói thầu.

Đối với nhà thầu, khi xây dựng HSDT cần tuân thủ theo đúng các yêu cầu của HSMT

và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT. Trường hợp HSDT không đáp ứng được các yêu cầu

quan trọng nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại. Như vậy, trong trường hợp nêu trên, nếu

HSMT không quy định việc các nhà thầu cùng đề xuất cán bộ chủ chốt giống nhau là vi phạm

yêu cầu quan trọng thì việc loại bỏ 2 HSDT của nhà thầu A và nhà thầu B của chủ đầu tư là

không phù hợp.

Về vấn đề này chúng ta cùng phân tích một cách kỹ hơn đối với việc tham gia của một

nhân sự vào 2 HSDT gói thầu mua sắm hàng hóa của 2 nhà thầu khác nhau. Trong gói thầu

mua sắm hàng hóa, nhân sự tham gia vào thực hiện gói thầu chủ yếu là nhân sự làm nhiệm vụ

quản lý, giám sát việc cung ứng hàng hóa hoặc cán bộ tham gia trực tiếp trong khâu lắp đặt (

nếu gói thầu có yêu cầu lắp đặt) hoặc trong khâu đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).

Những cán bộ này có thể là do chính nhà thầu quản lý (thuộc sự quản lý của nhà thầu).hoặc

cũng có thể do nhà thầu thuê để thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa này nếu trúng thầu. Vì

vậy, những cán bộ này không bắt buộc phải là nhân viên của nhà thầu tham dự thầu, nếu có

thể cùng một lúc được nhiều nhà thầu thuê để tham dự vào HSDT của mình. Điều này không

ảnh hướng tới việc thực hiện hợp đồng, vì chỉ có một nhà thầu trúng thầu nên không rơi vào

trường hợp nhân sự này bị trùng lắp về thời gian trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy

nhiên, trong trường hợp nếu nhà thầu thuê nhân sự từ bên ngoài tổ chức của mình cần có đầy

đủ thông tin về việc nhân sự này đảm bảo đủ quỹ thời gian để tham gia thực hiện gói thầu

này. Đồng thời, khi đánh giá các HSDT có thể đề xuất cùng một nhân sự vào một vị trí của

gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu nên kiểm tra kỹ để tránh trường hợp các nhà thầu

thông đồng trong đấu thầu. Nếu không có dấu hiệu thông đồng của các nhà thầu này và đồng

thời trong HSMT không có quy định cụ thể về việc loại bỏ các HSDT vì đề xuất cùng một

nhân sự cho một vị trí công việc thì HSDT đó không thể bị loại.

Liên quan đến câu hỏi nêu trên, mặc dù thông tin đưa ra chưa đầy đủ về quy định của

HSMT và tiêu chuẩn đánh giá, cùng các thông tin về vị trí công việc của ông Nguyên Văn A

nên điều cần nhấn mạnh là khi đánh giá HSDT, bên mời thầu cần căn cứ vào nội dung yêu

cầu của HSMT, tiêu chuẩn đánh giá và HSDT của nhà thầu để đảm bảo cuộc đấu thầu được

minh bạch và khách quan.

Gói thầu cung cấp thiết bị môn tin học thuộc dự án đầu tư mua sắm thiết bị dạy học

năm 2006 -2007 có phạm vi cung cấp gồm: máy tính giáo viên, máy tính học sinh, ổ áp, bàn

ghế, tranh ảnh môn tin học.

Trong phần tiêu chuẩn đánh giá năng lực sản xuất, kinh doanh có nêu: ” Nhà thầu phải

có giấy phép bán hàng của nhà sản xuất về các sản phẩm dự thầu. Hồ so dự thầu (HSDT) của

nhà thầu không đáp ứng điều kiện này thì được đánh giá là không đáp ứng về năng lực và

HSDT không được đánh giá ở bước tiếp theo”.


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (10/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn