Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 1
Hôm nay: 166
Trong tuần: 331
Trong tháng: 2580
Tổng: 10510779

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1. Kế hoạch quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án thì Chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao cho Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án soạn toàn bộ kế hoạch quản lý chất lượng dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
    1.1.1. Tổng quan
a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;
b) Căn cứ soạn thảo;
c) Thẩm quyền phát hành và sửa đổi kế hoạch quản lý chất lượng chất lượng dự án.
    1.1.2. Mục tiêu chính sách quản lý chất lượng
a) Mục đích
b) Mục tiêu
c) Chương trình quản lý
d) Biện pháp để đạt được mục tiêu

    1.1.3. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quản lý chất lượng dự án
a) Xác định giới hạn;
b) Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng dự án;
c) Trách nhiệm của từng cá nhân trong sơ đố tổ chức.
     1.1.4. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
a) Kế hoạch quản lý chất lượng;
b) Hồ sơ quản lý chát lượng công trình;
c) Hội họp và lập báo cáo;
d) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với chủ đầu tư/nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
đ) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với các công tác ngoài công trường;
e) Kế hoạch kiểm tra.
     1.1.5. Quản lý vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình
a) Quy định về việc mua, nhập mua vật liệu và thiết bị;
b) Kiểm tra hạn sử dụng vật liệu, thiết bị;
c) Cách nhận biết vật liệu, thiết bị được phép sử dụng;

1.1.6. Bản vẽ sử dụng trong thi công xây dựng
a) Yêu cầu chung;
b) Thiết kế kỹ thuật;
c) Thiết kế bản vẽ thi công/thiết kế chi tiết;
d) Bản vẽ hoàn công.
1.1.7. Biện pháp thi công
a) Phương pháp và biện pháp thi công;
b) Danh mục hồ sơ nghiệm thu và kiểm tra;
c) Quy trình kiểm tra;
d) Báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra.
1.1.8. Quản lý công tác thí nghiệm
a)Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ngoài công trường;
b) Yêu cầu đối với Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại hiện trường;
c) Quy trình kiểm tra, thí nghiệm;
d) Các công tác xây dựng cần thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm tương ứng.

1.1.9. Nghiệm thu
a) Kế hoạch nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận-giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình.
b) Công tác trắc địa;
c) Quy trình nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận -giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình va công trình;
d) Thử nghiệm tại hiện trường.
1.2. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
1.2.1. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
Kế hoạch quản lý chất lượng công trình được thiết lập để thực thi trong dự án nhằm đảm bảo các hạng mục công trình đều đáp ứng yêu cầu của hợp đồng xây dựng và được thực hiện theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình của nhà nước Việt Nam.
1.2.2. Hồ sơ quản chất lượng công trình.
Các hồ sơ, số liệu ghi chép, thư tín và công tác chọn lựa thầu phụ đều được thiệt lập như đã đề cập trong kế hoạch quản lý chất lượng dự án kiểm soát chất lượng các hạng mục chung. Phương pháp quản lý này giúp kiểm soát chất lượng công việc thông qua các danh mục nghiệm thu, bảng báo cáo công tác không đạt yêu cầu và các biện pháp khắc phục ... Biểu mẫu của các bảng báo cáo và phương pháp khắc phục này được để cập tương tự trong Kế hoạch quản lý chất lượng dự án.

1.2.3. Tổ chức cuộc họp và lập báo cáo.
Các cuộc họp sẽ được tổ chức trong thời gian thực thi dự án như đã đề cập trong Kế hoạch quản lý chất lượng dự án và kết quả cuộc họp sẽ được thông báo đến các thành viên tham dự và các cá nhân liên quan.
Báo cáo chất lượng công trình sẽ được đề cập trong báo cáo tháng và trình nộp cho Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án xem xét vào mỗi đầu tháng
1.2.4. Yêu cầu nghiệm thu.
Nhà thầu thi công xây dựng phải gửi yêu cầu nghiệm thu đến chủ đầu  tư/Nhà thầu giám sát thi công xây dựng trong vòng 24 giờ trước khi cho tiến hành nghiệm thu công trình.
Kỹ sư giám sát công trường phải hướng dẫn kỹ sư thi công cách ghi chú mẫu yêu cầu nghiệm thu cho mỗi giai đoạn thi công. Các hồ sơ ghi chép liên quan đến công tác hướng dẫn và danh sach tham dự huấn luyện phải được lưu giữ.
1.2.5. Yêu cầu nghiệm thu ngoài công trường thi công.
Đề nghị nghiệm thu cho các công tác thí nghiệm ngoài công trường dự án phải được thông báo đến Tư vấn bằng văn bản và danh mục nghiệm thu phải tuân theo nhưng quy tắc trong hợp đồng.

1.2.6. Kiểm tra
Chủ đầu tư phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng dự án nói chung và chất lượng công trình xây dựng nói riêng, đồng thời kiểm tra cả về các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Ban quản lý dự án/Nhà thầu quản lý dự án và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn, môi trường đối với các nhà thầu tổng thầu/nhà thầu chính cũng như các nhà thầu phụ.
2. Lập hệ thống quản lý chất lượng
2.1. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của ban quản lý
dự án và tư vấn quản lý dự án
2.1.1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đên khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của Pháp luật.
2.1.2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm Giám đốc (hoặc Trưởng ban), các Phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu của bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Ban quản lý dự án thường có các Bộ phận/Phòng phụ trách về an toàn lao động, kế hoạch - tiến độ, kỹ thuật - chất lượng, tài chính - kế toán. Các thành viên của Ban quản lý dự án lám việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao va quyền hạn được ủy quyền.

Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỉ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoăc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
2.1.3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện  hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

2.2. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng
Để giúp chủ đầu tư kiểm tra và giám sat thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường, nhà thầu giám sát thi công xây dựng cần có hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải được trình bày thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng.

Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung:
 
      2.2.1. Sơ đố tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng các bộ phận, cá nhân này trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình, bao gồm :
      a) Kỹ sư phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường,
Là người phụ trách toàn quyền do nhà thầu giám sát thi công xây dựng cử đến với các trách nghiệm cụ thể đặt ra như sau: đặt ra các trình tự giám sát và các chế độ có liên quan. Công tác cụ thể của kỹ sư giám sát trưởng chủ yếu là:
- Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ đầu tư;
- Xác định cơ cấu giám sát công trình và chức năng các nhân viên;
- Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu xây dựng, xác định các vấn đề phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp;
- Soạn thảo đề cương và trình tự giám sát từng công tác xây dựng;
- Giúp chủ công trình kiểm tra các điều kiện khởi công;
- Xác định nhà thầu phụ mà nhà thầu chính chọn;
-Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công khi chủ đầu tư yêu cầu;
-

- Thẩm tra danh mục vật liệu và thiết bị (chủng loại, quy cách, chất lượng ) do nhà thầu thi công xây dựng đề xuất;
- Đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kiểm tra sự phù hợp chất lượng vật liệu ,cấu kiện và thiết bị với yêu cầu của hợp đồng ;
- Kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy, nổ;
- Kiểm tra tiến độ công trình và chất lượng thi công, nghiệm thu công việc, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình, ký chứng từ thanh toán;
- Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
- Cung cấp cho chủ đầu tư tất cả các tài liệu phân tích về đền bù và tranh chấp, đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía giám sát ;
- Giúp chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng với sự tham gia của các nhà thầu thi công xây dựng cung ứng thiết bị, nhà thầu thiết kế (nếu chủ đầu tư yêu cầu );

- Giúp chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn thành công trình ;
- Đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng;
- Đôn đốc, chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
- Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ đầu tư;
b). Kỹ sư giám sát chuyên nghành là người chấp hành cụ thể của người kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận thi công giám sát tại công trình. Công tác chủ yếu là từ chuyên nghành của mình xem xét nhà thầu thi công xây dựng có làm theo thiết kế hay không, có thi công theo yêu cầu của hợp đồng hay không, đồng thời kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng có làm theo các nghĩa vụ mà hợp đồng quy định hay không.
Kỹ sư giám sát chuyên nghành còn có tác dụng cầu nối giữa kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường với các kỹ sư giám sát khác. Vì vậy, kỹ sư giám sát chuyên ngành có tác dụng vô cùng quan trọng trong công tác giám sát hiện trường thi công.
Dưới sự ủy thác và yêu cầu của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công, kỹ sư giám sát chuyên ngành có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ chức trách dưới đây:

- Giúp chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn thành công trình ;
- Đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng;
- Đôn đốc, chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
- Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ đầu tư;
b). Kỹ sư giám sát chuyên nghành là người chấp hành cụ thể của người kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận thi công giám sát tại công trình. Công tác chủ yếu là từ chuyên nghành của mình xem xét nhà thầu thi công xây dựng có làm theo thiết kế hay không, có thi công theo yêu cầu của hợp đồng hay không, đồng thời kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng có làm theo các nghĩa vụ mà hợp đồng quy định hay không.
Kỹ sư giám sát chuyên nghành còn có tác dụng cầu nối giữa kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường với các kỹ sư giám sát khác. Vì vậy, kỹ sư giám sát chuyên ngành có tác dụng vô cùng quan trọng trong công tác giám sát hiện trường thi công.
Dưới sự ủy thác và yêu cầu của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công, kỹ sư giám sát chuyên ngành có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ chức trách dưới đây:

- Phối hợp công tác với các nhà thầu thi công xây dựng, kiểm tra chi tiết kế hoạch thi công, kiểm tra tất cả các chỉ thị cần thiết của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công đã tới các nhà thầu thi công xây dựng chưa;
- Kiểm tra toàn bộ sự phù hợp yêu cầu vật liệu mà công trình với hợp đồng, kiểm tra vật liệu đưa vào hiện trường khi cần thiết;
- Kiểm tra và ra yêu cầu sửa chữa các khuyết tật (nếu có) của thiết bị công nghệ, vật tư, vật liệu trong thi công;
- Kiểm tra sự phù hợp định vị cao độ, vị trí các hạng mục công trình với thiết kế và yêu cầu hợp đồng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng làm rõ một số chi tiết của công tác trên khi cần thiết;
- Tình khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán;
- Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc và thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế;
- Cung cấp tất cả các kênh quan hệ tranh chấp và bồi thường thiệt hại, cung cấp tình hình sự thật có liên quan;
- Kiểm tra công trình đã hoàn thành;
- Theo quy định thời gian, báo cáo với kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công các việc trên.

c) Các kỹ sư, nhân viên giám sát khác
Đối với các công trình quy mô lớn rất cần các kỹ sư, nhân viên giám sát khác. Họ làm việc dưới quyền Kỹ sư giám sát chuyên ngành. Công tác cụ thể của họ chủ yếu là:
- Luôn nắm chắc tin tức tiến triển toàn diện của công trình, kịp thời báo cáo kỹ sư giám sát chuyên ngành;
- Thường xuyên đi xem xét công trình, ghi chép chi tiết tình hình triển khai.
Các kỹ sư, nhân viên giám sát có tác động rất quan trọng đối với việc làm tốt công tác giám sát hiện trường công trình. Họ có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót của nhà thầu, để có thể giảm nhẹ công việc của kỹ sư giám sát chuyên ngành.
2.2.2. Sổ tay nghiệp vụ giám sát bao gồm các công việc mà kỹ sư phụ trách, kỹ sư giám sát chuyên ngành và các kỹ sư, nhân viên khác phải thực hiện nêu tại các điểm a, b, và c khoản này.
2.2.3. Quy trình tập hợp, lập và kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình.
 

3.1. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng
3.1.1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng.
3.1.2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể thiện rõ nội dung:
      a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản lý chất lượng công trình.
      Phương thức tổ chức lực lượng lao động của nhà thầu thi công xây dựng: Bộ máy tổ chức hợp lý, có đủ quyền lực để điều khiển và kiểm soát chất lượng, có hệ thống đảm bảo chất lượng họat động có hiệu quả. Đội ngũ công nhân lành nghề, tự giác thực hiện công việc, kỷ luật lao động chặt chẽ. Mỗi hạng mục công trình và toàn bộ công trình có người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, có kế hoạch đảm bảo chất lượng...

        Kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động của nhà thầu thi công xây dựng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng của nhà thầu thi công xây dựng. Nhận thức và thực hiện tốt vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ là điều kiện không thể thiếu trong Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Các lớp bồi dưỡng có người lãnh đạo, đối tượng la nhân viên kỹ thuật, đội trưởng, tổ trưởng, người thao  tác, nhất là thao tác những công việc đặc biệt. Trọng điểm bồi dưỡng là công nghệ mới, quy pham/quy trình thi công mới, quy trình thao tác kỹ thuật thi công mới yêu cầu thực thi tại công trường.

b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình bao gồm :
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.
- Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông kỹ thuật  của công trình theo yêu cầu thiết kế.
c) Quy trình lập va quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công công trình; quy trình và hinh thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và các bên có liên quan.

3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng
3.1. Khái niệm vè đảm bảo chất lượng
 
Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đạt mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực tế sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”.
Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích: trong nội bộ tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người khác có liên quan. Nếu những yêu cầu về chất lượng không phản ánh được đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không tạo dựng được lòng tin thỏa đáng nơi người tiêu dùng.

Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý:
- Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn cãc yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốc tế) bởi vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp không có quyền và không thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn  chất lượng sản phẩm cụ thể. Nhưng như thế cũng chỉ mới là đáp ứng được các yêu cầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được.
- Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ sản phẩm xuất sang nước khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng nước ngoài.
- Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng và phải đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức tham gia tích cực hoạt động đó và cần thiết phải gắn quyền lợi của mọi người vào hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

      3.2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng:
     3.2.1.Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng và nắm chắc yêu cầu của họ
     Phải nhận dạng một cách rõ ràng điều gì khách hàng yêu cầu và loại đảm bảo mà họ đòi hỏi. Khách hàng nhiều khi chỉ nêu yêu cầu một cách mơ hồ, hoặc chỉ thể hiện một ước muốn được thỏa mãn nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Các nhà sản xuất cùng vời bộ phận Marketing của họ phải làm sao nắm bắt được một cách rõ ràng, cụ thể những đòi hỏi của khách hàng và từ đó cụ thể hóa chùng thành những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung cấp cho khách hàng. Ngày nay, người ta không thể nào làm theo kiểu cũ là cứ sản xuất rồi sau đó sẽ tìm cách làm cho khách hàng vừa lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sau.
     

3.2.2. Khách hàng là trên hết.
      Triết lý này phải được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận và cùng nhau nỗ lực hết sức mình để thực hiện nó. Điều này có nghĩa là mỗi nhân viên, bao gồm cả bộ phận bán hàng và hậu mãi, cũng như các nhà cung cấp của doanh nghiệp và các hệ thống phân phối đều có trách nhiệm đối với chất lượng. Việc đảm bảo chất lượng chỉ có thể thành công nếu mọi người cùng nhau tích cực thực hiện nó. Toàn bộ công ty, thông qua các tổ nhóm chất lượng, phải cùng nhau phối hợp công tác thật ăn ý tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp.
3.2.3.Cải thiện liên tục chất lượng bằng cách thực hiện vòng tròn Deming (PDCA)
        Yêu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi không ngừng và có xu thế tăng lên dần, do đó, cho dù doanh nghiệp thưc hành triết lý khách hàng trên hết, có các biện pháp nghiện cứu thị trường phù hợp, tổ chức thiết kế sản phẩm có sl và thực hiện đảm bảo chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàn toàn. Chính vì thể, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng liên tục để có thể lúc nòa cũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ nhất. Việc áp dụng liên tục, không ngừng vòng tròn Deming sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm liên tục theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm.

3.2.4. Nhà sản xuất và nhà phân phối có trách nhiệm đảm bảo chất lượng.
         Khi một doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào tiêu thụ trong thị trường, họ phai chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của họ đưa ra.
3.2.5.Quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước.
         Trong pham vi nhà máy, doanh nghiệp, chúng ta phải triệt để thực hiện triết lý trên, vì khi ta quan niệm và châp nhận công đoạn kế tiếp chính là khách hàng của mình thì trách nhiệm đảm bảo chất lượng phải được thực thi một cách nghiêm túc. Đến lượt công đoạn sau, từ địa vị khách hàng trở thành nhà cung ứng cho công đoạn kế tiếp họ cũng sẽ thực hiện nguyên lý “giao cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tố nhất” và cứ thế, mọi chi tiết, mội cơ phận của sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không có khuyết tật và sản phẩm cuối cùng cũng sẽ là sản phẩm không có khuyết tật.
          Đảm bảo chất lượng bao gồm mọi việc từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi làm ra sản phẩm, bảo dưỡng, sửa chữa và tiêu hủy. Vì thế cần xác định rõ ràng các công việc cần làm ở mỗi giai đoạn để đảm bảo chất lượng trong suốt đời sống sản phẩm, bao gồm cả việc đảm bảo các chức năng sản phẩm được sử dụng có hiệu năng cao và cần thường xuyên kiểm tra lại những gì đã thực hiện được.

3.3. Phạm vi đảm bảo chất lượng
Phạm vi đảm bảo chất lượng có thể bao gồm các công việc sau:
3.3.1. Thiết kế chất lượng : quyết định chất lượng cần thiết cho sản phẩm bao gồm cả việc xét duyệt thiết kế sản phẩm và loại trừ các chi tiết không cần thiết.
3.3.2. Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất và kiểm soát tồn kho.
3.3.3. Tiêu chuẩn hóa
3.3.4. Phân tích và kiểm soát các quá trình sản xuất.
3.3.5. Kiểm tra và xử lý các sản phẩm có khuyết tật.
3.3.6. Giám sát các khiếu nại và kiểm tra chất lượng.
3.3.7. Quản lý thiết bị và lắp đặt nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn lao động và thủ tục, phương pháp đo lường.

3.3.8. Quản lý nguồn nhận lực: phân công, giáo dục, huấn luyện và đào tạo.
3.3.9. Quản lý các tài nguyên bên ngoài.
3.3.10. Phát triển công nghệ: phát triển các sản phẩm mới, quản lý nghiên cứu và phát triển và quản lý công nghệ.
3.3.11. Chẩn đoán và giám sát: thanh tra các hoạt động kiểm soát chất lượng va giám sát các nguyên công kiểm soát chất lượng.
Ngày nay, quan điểm về đảm bảo chất lượng đã thay đổi, người ta coi một sản phẩm được làm ra phải phù hợp với các đặc tính và phải kiểm tra cách thưc chế tạo ra sản phẩm, theo dõi chúng được dùng như thế nào đồng thời phải có dịch vụ hậu mãi thích hợp. Đảm bảo chất lượng còn được mở rộng ra đến độ tin cậy của sản phẩm vì trừ một số sản phẩm khi thiết kế đã chú ý đến việc đè ra các biện pháp tiêu hủy, nói chung sản phẩm nào cũng đòi hỏi sử dụng lâu bền.

       3.4. Các biện pháp đảm bảo chất lượng
       3.4.1. Trong quá trình thiết kế sản phẩm
        Một thiết kế có chất lượng, chắc chắn, phù hợp với điều kiện sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp để chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế, nhà sản xuất phải đảm bảo việc thu thập đầy đủ, chính xác các yêu cầu của khách hàng. Muốn thế, bản thân quá trình thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng phải được đảm bảo chất lượng. Các yêu cầu này phải được chuyển thành các đặc tính của sản phẩm để lám sao thỏa mãn được khách hàng nhiều nhất với chi phí hợp lý.
       Với nguyên tắc trên thì để đảm bảo chất lượng thiết kế công trình xây dựng thì phải thực hiện các biện pháp mà đã nêu ở các phần trên, đó là: nhà thầu thiết kế phai thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; chủ đầu tư phải thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 16 Nghị đinh 209/2004/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP.

3.4.2. Trong quá trình sản xuất
Sau khi có được các thiết kế đảm bảo chất lượng, trong quá trình sản xuất phai đảm bảo viec khai thác một cách hiệu quả nhất các thiết bị, dây chuyền công nghệ đã lựa chọn để sản xuất ra các sản phẩm có những tính năng kỹ thuật phù hợp với thiết kế, đảm bảo mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Trong thi công xây dựng công trình việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đã được quy định một cách chặt chẽ như sau: chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP; tổ chức thực hiện theo đúng các quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành, sử dụng công trình theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa và chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu; tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo các quy định tại Điều 23, 24, 25 và 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

3.4.3. Trong quá trình sử dụng sản phẩm
a) Thỏa mãn các khiếu nại khi cung cấp sản phẩm có chất lượng thấp.
Khi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm có chất lượng thấp, thông thường khách hàng chỉ khiếu nại đồi với sản phẩm đắt tiến, còn những sản phẩm rẻ tiền đôi khi người tiêu dùng bỏ qua. Vì thế, những thông tin về chất lượng thấp của sản phẩm nào đó không đến được nhà sản xuất khi người tiêu dùng lẳng lặng tìm mua sản phẩm tương tự của hãng khác. Các nhà sản xuất phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để có thể thu thập được những khiếu nại, những điểm không hài lòng của khách hàng, ngay cả đối với những sản phẩm rẻ tiền.
 
Tuy nhiên, việc giải quyết những phiền hà, khiếu nại của khách hàng có hiệu quả hay không, triệt để hay không tùy thuộc vào thái độ và cách tổ chức của nhà sản xuất. Cac nhà sản xuất có trách nhiệm thường xuyên triển khai những biện pháp đáng tin cậy để đảm bảo nghe được những ý kiến phản hồi của khách hàng. Họ luôn luôn cố gắng thỏa mãn một cách đầy đủ nhất mọi yêu cầu của khách hàng và luôn coi khách hàng là luôn luôn đúng.
Các nhà thầu thi công xây dựng luôn phải thu nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng, đó chính là chủ đầu tư hoặc chủ quản lý, chủ sử dụng công trình. Khắc phục những khuyết điểm do khách hàng phát hiện để chất lượng công trình được đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, tổ chức kỹ thuật áp dụng và khai thác, sử dụng theo tuổi thọ công trình.

b) Ấn định thời gian bảo hành:
Bảo hành là môth hoạt động cần thiết và quan trọng để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng, ấn định thời gian bảo hành chính xác và hợp lý sẽ khiến cho người tiêu dùng thỏa mãn nhiều hơn. Song thông thường mọi khách hàng đều biết rằng một phần chi phí cho việc bảo hành đã được tính trong giá cả sản phẩm. Do đó, có thể nói rằng bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Thuận lợi cho người tiêu dùng càng nhiều thì uy tín của nhà kinh doanh và lợi nhuận của họ càng cao.
Nhà thấu thi công xây dựng công trình và nhà thâu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện bảo hành công trình, thiết bị với thời hạn theo quy định tại Điều 29 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
 

c) Lập các trạm bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và cung cấp phụ tùng thay thế.
Đây là việc không kém phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi sử dụng. Độ tin cậy, tuỏi thọ của sản phẩm chỉ được xác định trong quá trình tiêu dùng. Không thể sản xuất ra các sản phẩm có trục trặc trong quá trình khai thác, sử dụng, vì vậy cần thiết phải lập các trạm bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ và thường xuyên ở mọi nơi để:
- Đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất;
- Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng;
-Thu nhập các thông tin thị trường.

d) Cung cấp tài liệu  hướng dẫn sử dụng:
Việc sử dụng không đúng, vận hành trong những điều kiện bất thường, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ không đầy đủ có thể làm nảy sinh những trục trặc trong quá trình sử dụng, thậm chí có thể làm hư hỏng sản phẩm. Đối với các sản phẩm có thời gian sử dụng dài cần phải có tài liệu  hướng dẫn sử dụng,  hướng dẫn kiểm tra định kỳ thật chi tiết. Đây là trách nhiệm của nhà sản xuất. Tài liệu cần in cả bằng tiếng địa phương và nêu rõ quyền lợi mà người tiêu dùng được thụ hưởng khi sử dụng sản phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất khi phát sinh những trục trặc.
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt nên việc hướng dẫn khai thác, vận hành công trình bao gồm cả thiết bị lắp đặt trong công trình (thiết bị công trình và thiết bị công nghệ) là hết sức cần thiết. Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo quy trình bảo trì và vận hành , khai thác công trình xây dựng.

4. Các biện pháp kiểm soát chất lượng
4.1. Khái niệm
Trong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa nhiều, thường trong phạm vi một gia đình. Người mua và người bán thường biết rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách hàng gần như là việc đương nhiên vì nếu không họ sẽ không bán được hàng. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn một cách tốt nhất.
Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đói hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản trị chất lượng sản phẩm.
Sự xuất hiện các công ty lớn làm nảy sinh các loại nhân viên mới như:
- Các chuyên viên kỹ thuật giải quyết các trục trặc về kỹ thuật
- Các chuyên viên chất lượng phụ trách việc tìm ra các nguyên nhân làm thấp chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, dự báo phế phẩm và phân tích hàng hóa bị trả lại. Họ sử dụng thống kê trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn này thường được thực hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể nào kiểm tra hết một cách chính xác các sản phẩm. Rất nhiều trường hợp người ta loại bỏ nhầm các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, mặt khác, cũng rất nhiều trường hợp, người ta không phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và đưa nó ra tiêu thụ ngoài thị trường.
Thực tế này khiến cho các nhà quản trị chất lượng phải mở rộng việc kiểm tra chất lượng ra toàn bộ quá trình sản xuất – kiểm soát chất lượng. Phương châm chiến lược ở đây là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ gốc, mới có kết quả cuỗi cùng là chất lượng sản phẩm. Người ta phải kiểm soát được các yếu tố:

4. Các biện pháp kiểm soát chất lượng
4.1. Khái niệm
Trong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa nhiều, thường trong phạm vi một gia đình. Người mua và người bán thường biết rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách hàng gần như là việc đương nhiên vì nếu không họ sẽ không bán được hàng. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn một cách tốt nhất.
Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đói hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản trị chất lượng sản phẩm.
Sự xuất hiện các công ty lớn làm nảy sinh các loại nhân viên mới như:
- Các chuyên viên kỹ thuật giải quyết các trục trặc về kỹ thuật
- Các chuyên viên chất lượng phụ trách việc tìm ra các nguyên nhân làm thấp chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, dự báo phế phẩm và phân tích hàng hóa bị trả lại. Họ sử dụng thống kê trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn này thường được thực hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể nào kiểm tra hết một cách chính xác các sản phẩm. Rất nhiều trường hợp người ta loại bỏ nhầm các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, mặt khác, cũng rất nhiều trường hợp, người ta không phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và đưa nó ra tiêu thụ ngoài thị trường.
Thực tế này khiến cho các nhà quản trị chất lượng phải mở rộng việc kiểm tra chất lượng ra toàn bộ quá trình sản xuất – kiểm soát chất lượng. Phương châm chiến lược ở đây là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ gốc, mới có kết quả cuỗi cùng là chất lượng sản phẩm. Người ta phải kiểm soát được các yếu tố:

- Con người (Men)
- Phương pháp sản xuất, qui trình kỹ thuật (Methods)
- Nguyên vật liệu (Materials)
- Thiết bị sản xuất (Machines)
- Phương pháp và thiết bị đo lường (Mesurement)
- Môi trường (Envỉonment)
- Thông tin (Information)
Người ta gọi là kiểm soát 5M, E, I. Ngoài ra, người ta còn chú ý tới việc tổ chức săn xuất ở công ty, xí nghiệp để đảm bảo năng suất và tổ chức kiểm tra theo dõi thường xuyên.
Trong giai đoạn này, người ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc đưa vào áp dụng các biện pháp, các công cụ quản lý, thí dụ:
- Áp dụng các công cụ toán học vào việc theo dõi sản xuất;
- Kiểm tra thiết bị, kiểm định dụng cụ đo;
- Theo dõi năng suất lao động của công nhân, của máy móc.

4.2. Biện pháp kiểm soát chất lượng công trình xây dựng
 
4.2.1. Kiểm tra điều kiện năng lực của các nha thầu tham gia xây dựng công trình
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại các Điều của Chương IV của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan để khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng, lập thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng và các công việc tư vấn xây dựng khác.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư phải kiểm tra sự phù hợp năng lực của các nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
4.2.2. Kiểm tra việc triển khai thực hiện
Nội dung đã được nêu tại khoản 3.3 mục I
4.2.3. Kiểm tra vật tư, vật liệu, thiết bị
Nội dung đã được nêu tại khoản 3.3 mục I
4.2.4. Kiểm tra thiết bị thi công
Nội dung đã được nêu tại khoản 3.3 mục I

     4.2.5. Kiểm tra các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng mà nhà thầu thi công xây dựng thuê thực hiện.
     Thực hiện kiểm tra theo Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được ban hành kém theo Quyêt định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và TCXDVN 297-2003- Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng-Tiêu chuẩn công nhận
     4.2.6. Kiểm tra môi trường
     a) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng phai thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho ngươi lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đo thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toan, vệ sinh môi trường.

b) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
4.2.7. Thống nhất việc trao đổi thông tin
Quản lý việc trao đổi thông tin dự án lá biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (10/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn