Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 1
Hôm nay: 49
Trong tuần: 809
Trong tháng: 3058
Tổng: 10515760

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 Bài giảng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Bài giảng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

 

 



QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày  29 /7/2009 của Bộ Xây dựng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

 

Chuyên đề 1.

Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (12 tiết)

I. Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình :

 

1.1. LUẬT XÂY DỰNG (LuËt x©y dùng sè 16/2003/QH11 ngµy 26/11/2003 cña Quèc Héi)

1.1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và kết cấu của Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng với 9 chương, 123 điều gồm những quy định chung về hoạt động xây dựng; quy hoạch xây dựng; dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát, thiết kế xây dựng; xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý nhà nước về xây dựng; khen thưởng, xử lý vi phạm và điều khoản thi hành

    Luật Xây dựng điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động xây dựng giữa các tổ chức, cá nhân; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng. Các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật Xây dựng thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

1.1.2. Hoạt động xây dựng

Trong các dự án đầu tư xây dựng, ho¹t ®éng x©y dùng lµ viÖc t¹o lËp nªn s¶n phÈm x©y dùng theo thiÕt kÕ ®­îc duyÖt. C¸c ho¹t ®éng x©y dùng cô thÓ cã mèi liªn quan chÆt chÏ với nhau; mặt khác, các hoạt động xây dựng có thể thực hiện đan xen với nhiều chủ thể đồng thời tham gia. Để hiểu rõ Luật Xây dựng, cần tiếp cận, nắm bắt được các nguyên tắc, nội dung, yêu cầu và quy định của pháp luật đối với từng hoạt động xây dựng cụ thể. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

1.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng

Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

Chính phủ là cơ quản thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ

 

1.2. LUẬT ĐẤT ĐAI    (Luật Đất đai sè 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003)

Luật Đất đai quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm: Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất và các các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

 

1.3. LUẬT ĐẦU TƯ  (LuËt đầu tư sè 59/2005/QH11 ngµy 29/11/2005 & Luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư sè 38/2009/QH11 ngµy 19/6/2009 cña Quèc Héi)

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Đối tượng áp dụng Luật Đầu tư là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.

 

1.4. LUẬT ĐẤU THẦU  (LuËt đấu thầu sè 61/2005/QH11 ngµy 29/11/2005 cña Quèc Héi Và hướng dẫn Luật đấu thầu của Chính Phủ NĐ số 85/2009 ngµy 15/10/2009)

Luật Đấu thầu quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau:

- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu của các dự án nêu trên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình

    Dù ¸n ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh lµ tËp hîp c¸c ®Ò xuÊt cã liªn quan ®Õn viÖc bá vèn ®Ó x©y dùng míi, më réng hoÆc c¶i t¹o nh÷ng c«ng tr×nh x©y dùng nh»m môc ®Ých ph¸t triÓn, duy tr×, n©ng cao chÊt l­îng c«ng tr×nh hoÆc s¶n phÈm, dÞch vô trong mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh. Dù ¸n ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh bao gåm phÇn thuyÕt minh vµ phÇn thiÕt kÕ c¬ së.

 

3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Phaân ñònh roõ chöùc naênaêng q.lyù N.nöôùc vaø phaân caáp quaûn lyù veà ñaàu tö vaø xaây döïng phuø hôïp vôùi töøng loaïi nguoàn voán ñaàu tö  vaø chuû ñaàu tö . Thöïc hieän q.lyù ñaàu tö vaø xaây döïng theo döï aùn . quy hoaïch vaø phaùp luaät .

- Caùc döï aùn ñaàu tö thuoäc voán ngaân saùch nhaø nöôùc , voán tín duïng do nhaø nöôùc baûo laõnh , voán tín duïng ñaàu tö phaùt trieån cuûa nhaø nöôùc vaø voán do doanh nghieäp nhaø nöôùc ñaàu tö phaûi ñöôïc quaûn lyù chaët cheõ theo trình töï ñaàu tö vaø xaây döïng quy ñònh vôùi töøng loaïi voán .

- Ñoái vôùi caùc hoaït ñoäng ñaàu tö , xaây döïng cuûa nhaân daân , Nhaø nöôùc chæ quaûn lyù veà quy hoaïch , kieán truùc vaø moâi tröôøng sinh thaùi.

- Phaân ñònh roõ traùch nhieäm vaø quyeàn haïn cuûa cô quan q.lyù nhaø nöôùc , cuûa chuû ñaàu tö, cuûa toå chöùc tö vaán vaø nhaø thaàu trong quaù trình ñaàu tö vaø xaây döïng .

4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

  Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau:

a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C .

(Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10  tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)

b) Theo nguồn vốn đầu tư:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.

 

5. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Muïc ñích khuyeán khích caùc thaønh phaàn kinh teá ñaàu tö saûn xuaát kinh doanh phuø hôïp vôùi chieán löôïc vaø quy hoaïch phaùt trieån kinh teá – xaõ hoäi cuûa ñaát nöôùc trong töøng thôøi kyø ñeå chuyeån dòch cô caáu kinh teá theo höôùng coâng nghieäp hoùa, hieän ñaïi hoùa, ñaåy nhanh toác ñoä taêng tröôûng kinh teá , naâng cao ñôøi soáng vaät chaát, tinh thaàn cuûa nhaân daân .

- Baûo ñaûm söû duïng caùc nguoàn voán ñaàu tö do Nhaø nöôùc quaûn lyù ñaït hieäu quaû cao nhaát,

choáng tham oâ laõng phí .

- Cã ph­¬ng ¸n thiÕt kÕ vµ ph­¬ng ¸n c«ng nghÖ phï hîp;

- An toµn trong x©y dùng, vËn hµnh, khai th¸c, sö dông c«ng tr×nh, an toµn phßng, chèng ch¸y, næ vµ b¶o vÖ m«i tr­êng;

 

- Yeâu caàu quaûn lyù baûo ñaûm xaây döïng theo quy hoaïch xaây döïng, kieán truùc , ñaùp öùng yeâu caàu beàn vöõng, myõ quan, baûo veä moâi tröôøng sinh thaùi; taïo moâi tröôøng caïnh tranh laønh maïnh trong xaây döïng, aùp duïng coâng ngheä tieân tieán , baûo ñaûm chaát löôïng vaø thôøi haïn xaây döïng vôùi chi phí hôïp lyù , thöïc hieän baûo haønh coâng trình .

- B¶o ®¶m hiÖu qu¶ kinh tÕ - x· héi cña dù ¸n.

 

6- Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Quản lý tiến độ,  quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý rủi ro, các nội dung quản lý khác)

6.1.Quản lý tiến độ xây dựng công trình

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.  Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. Tiến độ thi công là một nội dung, một phần tài liệu kèm theo hợp đồng thi công xây dựng công trình ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.

6.2. Quản lý khối lượng, quản lý chi phí xây dựng công trình

6.2.1. Quản lý khối lượng

Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt; khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. 

6.2.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước. Nội dung cụ thể về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thể hiện ở các chuyên đề chuyên sâu khác. 

6.3 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

6.4. Quản lý môi trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

6.5- Quản lý rủi ro, các nội dung quản lý khác

     Rủi ro là một hiện tượng khách quan, tồn tại trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên. Rủi ro xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trường hoặc do những hành xử của con người. Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thể, làm thay đổi hoặc gây tổn thất và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động đó.

    Quản lý rủi ro laø chú trọng đề cập đến vấn đề nhận dạng, phân loại rủi ro, đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới hiệu quả tài chính của dự án và phân tích các biện pháp an toàn và phòng ngừa rủi ro tài chính của dự án.

     Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả của dự án. Vì vậy việc phân tích  rủi ro khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trước hết phải được xuất phát trên cơ sở nghiên cứu nội dung lập dự án và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.

 

7. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

7.1- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự  án :

+ Thành lập Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án :

     Sau khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư căn cứ năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án, hình thức quản lý dự án đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Trong Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án phải nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Không thành lập Ban Quản lý dự án sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý;

     Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. Bộ máy chuyên môn trực thuộc phải bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của dự án.

7.2- Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án :

        Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án..

II. Trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

1- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

*  Xác định chủ đầu t­ư xây dựng công trình

*  Báo cáo đầu t­ư xây dựng công trình

*  Lấy ý kiến chấp thuận về quy hoạch

*  Lập d­ư án đầu t­ư xây dựng công trình

*  Thẩm định dự án đầu t­ư xây dựng công trình

* Phê duyệt dự án đầu t­ư xây dựng công trình

 

2- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

 

2.1- Thiết kế xây dựng công trình :

    Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ; nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận; nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý; an toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật; đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

 

2.2- Giấy phép xây dựng :

Theo quy định của Luật Xây dựng thì trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Quy định việc cấp giấy phép xây dựng là để quản lý xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt, tránh tình trạng xây dựng lộn xộn, tuỳ tiện không theo các chỉ giới xây dựng, kiến trúc đô thị đã được duyệt, đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho các công trình lân cận, bảo đảm hành lang bảo vệ đối với các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử, đồng thời quản lý việc xây dựng không ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường, cháy nổ, an ninh, quốc phòng.

      Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng công trình :

+ Công trình thuộc bí mật Nhà nước; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp; công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt;

+ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình chỉ lập Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho cơ quan cấp phép xây dựng để theo dõi, quản lý;

+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

   + Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mương, … ) có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá.

+ Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2.3- Quản lý thi công xây dựng công trình :

  Quản lý thi công xây dựng công trình là sự phối hợp quản lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án (hoặc tư vấn quản lý dự án), tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng và các đơn vị có liên quan nhằm tổ chức, thực hiện quá trình thi công xây dựng các công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đạt mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng công trình.

    Quản lý khi thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi trường xây dựng. Vấn đề quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

 

2.4- Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng

 

3. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

3.1. Các trường hợp được điều chỉnh

Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

- Bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa và các sự kiện bất khả kháng khác;

- Xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn cho dự án;

- Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.

3.2. Thẩm quyền điều chỉnh và tổ chức điều chỉnh

  Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.

  Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

 

4- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

A- Điều kiện năng lực của tổ chức trong hoạt động xây dựng

4.1. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn lập dự án

4.1.1. Tổ chức lập dự án hạng 1

Tổ chức lập dự án hạng 1 khi có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại. Chủ nhiệm lập dự án có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án được xếp hạng 1.

Các tổ chức tư vấn hạng 1 được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.

4.1.2. Tổ chức lập dự án hạng 2

Tổ chức lập dự án xếp hạng 2 khi có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.

Những người có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án sẽ có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2. Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. Các tổ chức tư vấn hạng 2 đư­ợc lập dự án nhóm B, C cùng loại.

* Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.

4.2. Điều kiện đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án

4.2.1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng 1

Tổ chức tư vấn quản lý dự án xếp hạng 1 khi đáp ứng các điều kiện sau: có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án; có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế; đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại. Những người có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng sẽ đáp ứng đủ điều kiện là Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng 1 đư­­ợc quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.

4.2.2. Tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng 2

Tổ chức tư vấn quản lý dự án xếp hạng 2 khi có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án; có tối thiểu 20 kiến trúc s­­ư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế; đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. Những người có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 sẽ đáp ứng đủ điều kiện là Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.

Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.

Tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng 2 đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C. Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý dự án đối với các dự án chỉ yêu cầu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

4.3. Điều kiện đối với tổ chức khảo sát xây dựng

4.3.1. Tổ chức khảo sát xây dựng hạng 1

Tổ chức khảo sát xây dựng xếp hạng 1 khi có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1; có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn; đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II. Chủ nhiệm khảo sát hạng 1 là người đã có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II.

Tổ chức khảo sát xây dựng hạng 1 đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.

4.3.2. Tổ chức khảo sát xây dựng hạng 2

Tổ chức khảo sát xây dựng xếp hạng 2 khi có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2; có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát; đã  thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III. Chủ nhiệm khảo sát hạng 2 là người có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư.

Tổ chức khảo sát xây dựng hạng 2 đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp IV. Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.

4.4. Điều kiện đối với tổ chức thiết kế xây dựng

4.4.1. Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 1

Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 1 khi có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

- Chủ nhiệm thiết kế xây dựng hạng 1 là người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.

- Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 1 là người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 1 đ­ược thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.

4.4.2. Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 2

Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 2 khi có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

- Chủ nhiệm thiết kế hạng 2 là người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.

- Chủ trì thiết kế hạng 2 là người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư  phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.

- Tổ chức thiết kế xây dựng xếp hạng 2 đư­ợc thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.

4.5. Điều kiện đối với tổ chức thi công xây dựng

4.5.1. Tổ chức thi công xây dựng xếp hạng 1

Tổ chức thi công xây dựng xếp hạng 1 khi có chỉ huy trư­ởng hạng 1 cùng loại công trình; có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

- Chỉ huy trưởng công trường hạng 1 phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình; có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

   - Tổ chức thi công xây dựng hạng 1 đư­ợc thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại.

4.5.2. Tổ chức thi công xây dựng xếp hạng 2

Tổ chức thi công xây dựng xếp hạng 2 khi có chỉ huy trư­ởng hạng 2 trở lên cùng loại công trình; có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng; có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận; có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình; đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

- Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình; có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm  thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.

- Tổ chức thi công xây dựng xếp hạng 2 đ­ược thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại.

Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.

4.6. Điều kiện đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng

Điều kiện đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng được phân thành 2 hạng với phạm vi hoạt động khác nhau, tương ứng với các điều kiện quy định.

4.6.1. Tổ chức giám sát thi công xây dựng hạng 1

Tổ chức giám sát thi công xây dựng được xếp hạng 1 khi có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Tổ chức giám sát hạng 1 đ­ược giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại.

4.6.2. Tổ chức giám sát thi công xây dựng hạng 2

Tổ chức giám sát thi công xây dựng hạng 2 khi có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp; đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Tổ chức giám sát hạng 2 đư­ợc giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại;

Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.

4.7. Điều kiện đối với tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:

- Hạng 1: có ít nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 1: được thực hiện tất cả các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Hạng 2: có ít nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. Tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 2 được thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổ chức tư vấn quản lý chi phí hạng 1, trừ một số công việc như: lập, thẩm tra tổng mức đầu t­ư; đánh giá hiệu quả của dự án; lập, thẩm tra dự toán công trình; lựa chọn nhà thầu; kiểm soát chi phí xây dựng công trình  của dự án quan trọng quốc gia.

Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng thì được thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật.

 

B- Điều kiện năng lực của cá nhân trong hoạt động xây dựng

B.1. Điều kiện năng lực của cá nhân cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1.1.Kiến trúc sư

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

1.2. Kỹ sư

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.

1.3.Giám sát thi công xây dựng công trình

Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa.

* Lưu ý: Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề; có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;  cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.

1.4. Kỹ sư định giá xây dựng.

Trong cơ chế thị trường, kỹ sư định giá xây dựng là chức danh nghề nghiệp quan trọng. Các cá nhân này sẽ thực hiện việc xác lập và quản lý chi phí đầu tư­ xây dựng phù hợp với từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí có hiệu quả trong suốt quá trình đầu tư xây dựng nhằm đạt mục tiêu của dự án. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng kỹ sư định giá xây dựng, hướng dẫn việc đào tạo, cấp, quản lý chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

 

B2. Điều kiện năng lực hành nghề xây dựng và phạm vi hoạt động của một số chức danh

2.1.Chủ nhiệm lập dự án 

Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng

a) Chủ nhiệm lập dự án hạng 1

Chủ nhiệm lập dự án hạng 1 khi có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án. Chủ nhiệm lập dự án hạng 1 được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.

b) Chủ nhiệm lập dự án hạng 2

Chủ nhiệm lập dự án hạng 2 khi có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án. Chủ nhiệm lập dự án hạng 2 được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại.

Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại.

2.2. Giám đốc tư vấn quản lý dự án

Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng.

a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1

Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phải có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1. Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 đư­­ợc quản lý dự  án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;

b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2

Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phải có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2. Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C.

Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.

2.3. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng

Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau :

a) Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 1

Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II.  Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 1 đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.

b) Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 2

Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III, kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng 2 đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp II, cấp III và cấp  IV.

Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.

2.4. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình

Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình đư­ợc phân thành 2 hạng như sau:

a) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1

Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1 được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại.

b) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2

Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2 đư­ợc làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.

2.5. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình

Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:

a) Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 1

Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 1 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 1 đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.

b) Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 2

Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 2 phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư  phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình hạng 2 đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.

Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình quy định tại Điều 28 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2.6. Chỉ huy trưởng công trư­ờng

Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng, cụ thể như sau:

a) Chỉ huy trưởng công trường hạng 1

Chỉ huy trưởng công trường hạng 1 phải có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 đ­ược làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại.

b) Chỉ huy trưởng công trường hạng 2

Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 phải có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 đư­ợc làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II, III và IV cùng loại.

Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm  thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.

   2.7. Đối với cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng

a) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề, có đăng ký hoạt động hành nghề tương ứng theo quy định của pháp luật.

b) Phạm vi hoạt động

Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. Cá nhân có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng (tùy theo hạng năng lực) được thực hiện một hoặc một số công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B; được thực hiện tất cả các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án nhóm C, dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

 

5- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

5.1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lập dự án đầu tư xây dựng công trình

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình

+ Chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng; yêu cầu các tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện; xác định nội dung nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết; lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình; bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án

+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình; từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình; thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết; chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập; không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình

+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có quyền không phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khi dự án không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả; đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết; thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

5.2. Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong khảo sát xây dựng

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư: Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng; điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát theo đề nghị hợp lý của nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế và nhà thầu thi công xây dựng; lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác khảo sát; phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát xây dựng lập;  Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu khảo sát xây dựng; tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát và thanh toán đầy đủ kinh phí cho nhà thầu khảo sát theo hợp đồng đã ký kết.

* Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc khảo sát xây dựng công trình do mình thiết kế: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; đề xuất khảo sát bổ sung và lập nhiệm vụ khảo sát bổ sung khi phát hiện những yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; hoặc phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng được yêu cầu thiết kế; sử dụng thông tin, tài liệu khảo sát xây dựng phục vụ công tác thiết kế phù hợp với nhiệm vụ thiết kế theo các bước được quy định; bồi thường thiệt hại khi xác định sai nhiệm vụ khảo sát xây dựng do mình thực hiện gây ảnh hưởng đến thiết kế công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

* Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng: Chỉ được nhận thực hiện công việc khảo sát xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực theo quy định; cử chủ nhiệm khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định, bố trí cán bộ có đủ năng lực thực hiện khảo sát; lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án khảo sát; thực hiện công tác khảo sát theo đúng nhiệm vụ khảo sát xây dựng được giao, phương án khảo sát được duyệt và hợp đồng đã ký kết; đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án đã được chủ đầu tư phê duyệt; ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng; bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát; chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả khảo sát.

 

5.3- Quyền và nghĩa vụ chủ thể trong trong thiết kế xây dựng

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

 + Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình theo quy định, đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư: Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình; xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế; thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định; tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế; lưu trữ hồ sơ thiết kế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

*Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

+ Quyền của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế; quyền tác giả đối với thiết kế công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình; thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận; giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng; lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế; không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5.4.Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong thi công xây dựng công trình

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư:

 + Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động; đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng; dừng thi công, yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình: Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động phù hợp để thi công xây dựng công trình; tham gia với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết; xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình; mua bảo hiểm công trình; lưu trữ hồ sơ công trình; bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

*Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình

+ Quyền của nhà thầu thi công xây dựng công trình: Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật; đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và hiệu quả công trình; yêu cầu thanh toán theo đúng hợp đồng; dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu; yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình: Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; có nhật ký thi công; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh; lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình; bảo hành công trình; mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình

+ Quyền của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình: yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo đúng thiết kế; từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình; từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.

+ Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình: cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình; xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế; phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế được duyệt và kiến nghị biện pháp xử lý.

 

5.5- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

* Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình:

+ Quyền của chủ đầu tư: Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng; đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng; thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình: Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện; thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát; xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng; lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng; bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

+ Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

III. Giới thiệu các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 2.

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (4 tiết)

 

1. Mục đích, yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

    Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn đ­ược nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp với tính chất công việc, loại và cấp công trình, đáp ứng các yêu cầu của dự án, gói thầu và mang lại hiệu quả cao nhất cho bên mời thầu, dự án.

    Việc lựa chọn nhà thầu, trong đó có đấu thầu, trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình

- Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý

- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh

- Nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đấu thầu quốc tế tổ chức tại Việt nam

- Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm

 

2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

     Có nhiều cách để lựa chọn nhà thầu như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, trong đó các hình thức chào hàng cạnh tranh chỉ áp dụng đối với gói thầu cung cấp hàng hóa.  Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu tuỳ thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu. Luật Xây dựng quy định 5 hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng và quy định hình thức tự thực hiện.

 

2.1- Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu (Các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu) theo quy định của Luật đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.  

 

2.2- Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

 

 

2.3- Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

 

2.4- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.

 

2.5- Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.

 

2.6- Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

 

2.7- Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định nhö noùi ôû treân thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

3. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Quá trình lựa chọn nhà thầu gồm các bước:  Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng

    Trình tự :

- Lập, trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu

- Tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu

- Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu

- Đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng

 

Chuyên đề 3. Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng (4 tiết)

(NÑSố: 48/2010/NĐ-CP, ngày 07 tháng 05 năm 2010)

 

1- Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

    Hợp đồng xây dựng được kí kết dựa trên 8 nguyên tắc cơ bản sau:

1.1- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không trái pháp luật và mọi thoả thuận phải được ghi trong hợp đồng. Đây chính là nguyên tắc giao kết của hợp đồng dân sự. Để thể hiện được sự tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác thì cần phải thể hiện trong hợp đồng (được ghi trong hợp đồng).

1.2- Hợp đồng được ký kết sau khi hoàn thành lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng với nhà thầu trúng thầu (cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu). Hợp đồng xây dựng là gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu và là sản phẩm của quá trình lựa chọn nhà thầu.

1.3- Hình thức hợp đồng: Luật Xây dựng đã quy định hợp đồng xây dựng được xác lập bằng văn bản (Điều 107). Tùy theo mức độ phức tạp của hợp đồng mà các bên có thể soạn thảo, đàm phán, kí kết hợp đồng bằng văn bản như sau:

- Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ: mọi nội dung của  hợp đồng được thỏa thuận sẽ ghi trong văn bản hợp đồng.

- Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn: nội dung hợp đồng được thể hiện trong văn bản hợp đồng, điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng và các tài liệu kèm theo khác.

+ Điều kiện chung là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên hợp đồng (thường theo một mẫu nhất định), chứa đựng các yêu cầu, thiết lập các mối quan hệ và xác định các trách nhiệm.

+ Điều kiện riêng là tài liệu cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng.

1.4- Giá hợp đồng (giá kí kết hợp đồng) không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đới với trường hợp chỉ định thầu). Khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người có thẩm quyền cho phép.

1.5- Chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư) được kí hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trong một dự án, nội dung các hợp đồng thầu chính phải thống nhất đồng bộ để đảm bảo mục tiêu, tiến độ, chất lượng của dự án. 

1.6- Nhà thầu chính được kí với một hoặc một số hợp đồng thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Các hợp đồng thầu phụ phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã kí với chủ đầu tư. Nhà thầu chính chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã kí kết, kế cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

1.7- Nhà thầu liên danh: các thành viên phải có thoả thuận liên danh. Trong hợp đồng xây dựng có thể:

- Có chữ kí của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

- Trường hợp các thành viên trong liên danh có thoả thuận uỷ quyền cho một nhà thầu đứng đầu liên danh kí hợp đồng trực tiếp với bên giao thầu, thì nhà thầu đứng đầu liên danh kí hợp đồng với bên giao thầu.

1.8- Đại diện đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng: Cả hai bên giao thầu và nhận thầu đều có thể cử đại diện đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng. Khi đó, người được cử phải được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình đàm phán và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp có những nội dung cần xin ý kiến người có thẩm quyền thì các nội dung này phải được ghi rõ trong hợp đồng.

 

2- Các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng

        Theo tính chất, loại công việc trong hoạt động xây dựng cần thực hiện có các loại hợp đồng sau:

2.1. Hợp đồng tư vấn xây dựng: là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.

2.2. Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.3. Hợp đồng thi công xây dựng công trình: là hợp đồng xây ựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình.

* Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ việc thiết kế và thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình.

2.4. Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC): là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.

2.5. Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình.

 

3- Hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng

Nội dung hồ sơ hợp đồng xây dựng quy định tại Điều 108 – Luật Xây dựng được thể hiện cụ thể hoá bằng Hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Nội dung chủ yếu bao gồm:

 

3.1. Hợp đồng xây dựng: thể hiện cam kết của các bên tham gia hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, chế tài để thực hiện các cam kết hợp đồng và được thể hiện qua các nội dung sau: 

 

3.1.1. Thông tin về hợp đồng và các bên liên quan tham gia ký kết hợp đồng:

- Thông tin chung: số hợp đồng, thông tin chung về dự án (tên, quy mô,…), thông tin về gói thầu (tên, quy mô,…),….

- Căn cứ để ký kết hợp đồng: Các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản liên quan đến việc kí kết hợp đồng.

- Thông tin về các bên tham gia (các chủ thể hợp đồng)kí kết hợp đồng: tên giao dịch các các bên, địa chỉ đăng kí kinh doanh, mã số thuế, giấy đăng kí kinh doanh,….

 

3.1.2. Các định nghĩa, diễn giải (của Hợp đồng): Liên quan tới quá trình đấu thầu, đề xuất về giải pháp thực hiện, về giá và điều kiện tài chính…

 - Văn bản hợp đồng và danh mục các tài liệu kèm theo - Quản lý thực hiện hợp đồng - Quy chuẩn, tiêu chuẩn XD - các chủ thể liên quan - Hồ sơ cần thiết về TK, KS….

Một số từ ngữ cần giải thích để hiểu một cách thống nhất trong quá trình thiết lập hợp đồng.

 

3.1.3.- Luật, ngôn ngữ, loại tiền thanh toán: Cơ sở Luật được áp dụng; Căn cứ xác định loại tiền và thanh toán với các phần việc khác nhau; Mối liên quan tới các rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra khi thanh toán hợp đồng xây dựng sử dụng các loại tiền khác nhau và các vấn đề khác.

Luật áp dụng và điều tiết của hệ thống Luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Với vốn ODA thì theo các điều ước quốc tế đã kí kết. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt và trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh.

Hợp đồng quy định loại tiền sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường phải phù hợp với đồng tiền mời thầu và chào thầu. Có thể có nhiều loại tiền trong một hợp đồng.

 

3.1.4. Khối lượng, phạm vi công việc

Trong hợp đồng cần mô tả rõ khối lượng, nội dung, chất lượng và yêu cầu kỹ thuật đối với công việc phải thực hiện. Cụ thể cho từng loại hợp đồng (tư vấn, thi công, cung ứng vật tư, EPC, Turnkey) thì nội dung công việc cũng khác nhau. Khối lượng công việc được xác định theo hồ sơ mời thầu (yêu cầu) của Chủ đầu tư, dự thầu của nhà thầu và biên bản đàm phán của hai bên.

 

3.1.5. Giá hợp đồng xây dựng

Giá hợp đồng xây dựng (giá kí hợp đồng) là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu đã hoàn khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng. Trong đó cần thể hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí có liên quan.

Giá hợp đồng có các hình thức sau: giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo giá điều chỉnh và giá hợp đồng kết hợp.

 

3.1.6. Điều chỉnh giá hợp đồng

Trong hợp đồng quy định những trường hợp được điều chỉnh giá, phương thức điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và phải phù hợp với hồ sơ mời thầu, dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng.

Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng trong trường hợp: bổ sung công việc ngoài phạm vi hợp đồng, hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính; Khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng, đơn giá hai bên đồng ý xem xét lại, giá nhiên liệu vật tư có ảnh hưởng lớn đến thực hiện hợp đồng, bất khả kháng và trượt giá.

 

3.1.7. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng

Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc trong hợp đồng. Việc tạm ứng tùy thuộc vào loại hợp đồng, phải được ghi trong hợp đồng về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, số lần tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng.

 

3.1.8. Thanh toán hợp đồng xây dựng

Việc thanh toán cũng được thực hiện theo loại hợp đồng và giá hợp đồng. Khi kí kết hợp đồng cần ghi rõ số lần, mức, giai đoạn, thời điểm và các điều kiện thanh toán cụ thể (hồ sơ thanh toán).

 

3.1.9. Thời gian và tiến độ thực hiện

Quy định các mốc thời gian tiến hành, kết thúc công việc. Bên nhận thầu phải lập tiến độ chi tiết trình bên giao thầu chấp thuận. Các dự án phức tạp thì có thể quy định trong các tài liệu kèm theo khác. Các tình huống kéo dài thời gian, trách nhiệm của các bên khi kéo dài thời gian và cách xử lý.

 

3.1.10. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp: đặt cọc, kí quỹ, bảo lãnh... để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

 

3.1.11. Quyền, nghĩa vụ chung bên nhận thầu: quy định về trách nhiệm của bên nhận thầu về người đại diện (ủy quyền – trách nhiệm); nhân lực chính (tại công trường, văn phòng, giám sát,...); nhà thầu phụ; việc nhượng lại, kế thừa hợp đồng; quy định về an toàn; trách nhiệm đôi với công trình, dân cư lân cận; sử dụng tài liệu của bên giao thầu; báo cáo tiến độ; bí mật; di chuyển nhân lực; sử dụng thiết bị; vật liệu do bên giao thầu cung cấp....

 

3.1.12. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu quy định trách nhiệm của bên giao thầu về: nhân lực chính phối hợp với nhà thầu - Đáp ứng về mặt bằng công trường, hạ tầng kỹ thuật - Huy động tài chính đáp ứng tiến độ gói thầu- Sử dụng tài liệu của bên nhận thầu- Phối hợp, quyền đối với  tư vấn của bên nhận thầu và các vấn đề khác trong điều kiện chung của hợp đồng.

 

3.1.13. Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Hợp đồng quy định cụ thể đối với việc quản lý chất lượng của nhà thầu (bên nhận thầu); quản lý chất lượng của chủ đầu tư (bên giao thầu) và nhà tư vấn (bao gồm cả tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vân giám sát và tư vấn khác có liên quan).

 

3.1.14. Nghiệm thu các công việc hoàn thành

Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc nghiệm thu, bao gồm các nội dung:

- Nội dung các công việc nghiệm thu (từng phần, toàn bộ)

- Thành phần nhân sự tham gia

- Mẫu biểu

- Các công việc cần đo lường để thanh toán, phương pháp đo lường

 

3.1.15. Quy định về nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định

Trách nhiệm của bên giao thầu về thầu phụ - Quyền hạn của nhà thầu chính đối với thầu phụ.

 

3.1.16. Bảo hiểm, bảo hành công trình

            Trong hợp đồng quy định về trách nhiệm của các bên trong việc mua bảo hiểm, gồm các nội dung chủ yếu: đối tượng bảo hiểm, mức bảo hiểm, thời gian bảo hiểm,....

Quy định trong hợp đồng về bảo hành công trình: thời gian bảo hành, tiền bảo hành,....

 

3.1.17. Bảo vệ môi trường, an toàn, phòng chống cháy nổ

Trong hợp đồng quy định rõ yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện công việc.

 

3.1.18. Đảm bảo điện, nước và an ninh công trường

Trong hợp đồng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện công việc.

 

3.1.19. Trách nhiệm đối với sai sót

Trong hợp đồng quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với các sai sót trong quá trình thực hiện công việc như: các công việc còn dở dang, sửa chữa, thời gian thông báo sai sót, xử lý các sai sót, trách nhiệm liên quan, xác định chi phí liên quan,…

 

3.1.20. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng

Trong hợp đồng quy định rõ trường hợp, nguyên tắc, quy trình xử lý và trách nhiệm của các bên đối với việc tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng.

 

3.1.21. Rủi ro và trách nhiệm các bên

            Quy định các trường hợp được coi là rủi ro- Quy trình xử lý khắc phục - Xác định trách nhiệm các bên - Các quy định khác.

 

3.1.22. Bất khả kháng

Các trường hợp quy định - Xử lý bất khả kháng - Quy trình xử lý - Các quy định khác.

 

3.1.23. Thưởng phạt hợp đồng

a- Thưởng hợp đồng: Quy định các trường hợp thưởng- Cách thức xác định mức thưởng.

b- Phạt vi phạm hợp đồng: Quy định các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng - Cách thức xác định mức phạt - Biện pháp khắc phục khi vi phạm hợp đồng.

 

3.1.24. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

       Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng - Các bước thực hiện xử lý tranh chấp hợp đồng.

 

3.1.25. Quyết toán hợp đồng

a- Hồ sơ quyết toán: Hồ sơ hoàn công; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, phát sinh; Kết quả nghiệm thu khảo sát, thiết kế; Biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng; Bảng xác định giá trị quyết toán hợp đồng đã được xác nhận; Tài liệu khác có liên quan.

b- Các quy định về trình tự, thủ tục.

1.26. Thanh lý hợp đồng

1.27. Hiệu lực hợp đồng

3.2. Tài liệu kèm theo Hợp đồng xây dựng:

Tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng xây dựng và bao gồm:    

- Thông báo trúng thầu hoặc Văn bản chỉ định thầu;

- Các điều kiện hợp đồng: điều kiện riêng, điều kiện chung;

- Đề xuất của nhà thầu;

- Các chỉ dẫn kỹ thuật;

- Các bản vẽ;

- Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

- Các bảng, biểu;

- Các giấy bảo lãnh (nếu cần), bảo hiểm;

- Các tài liệu khác có liên quan.

Tuỳ thuộc đặc điểm cụ thể của công việc, quy mô, tính chất của công trình xây dựng mà nội dung Tài liệu kèm theo hợp đồng có thể thêm hoặc bớt một số nội dung nêu trên. Cần chú ý về thứ tự của các nội dung nêu trong Tài liệu hợp đồng.

 

4- Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng

      Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã kí kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm:

4.1. Quản lý chất lượng

4.2. Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng

4.3. Quản lý giá hợp đồng và thay đổi, điều chỉnh hợp đồng

4.4. Quản lý an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ

4.5. Quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng

4.6. Các nội dung khác của hợp đồng

 

5- Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng

5.1. Thanh toán,

5.1.1. Nguyên tắc: thanh toán theo loại hợp đồng, theo giá hợp đồng; Thoả thuận của 2 bên ghi trong hợp đồng về số lần thanh toán, thời điểm, giai đoạn (theo điểm dừng kĩ thuật, theo tháng, quý, theo giai đoạn,…) và điều kiện thanh toán (hồ sơ thanh toán).

5. 1.2. Thanh toán đối với giá hợp đồng trọn gói:

- Theo tỷ lệ % giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành cho từng đợt thanh toán sau khi có hồ sơ thanh toán được xác nhận và kiểm tra của bên giao thầu.

- Nhà thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu và có hồ sơ thanh toán.

5. 1.3. Thanh toán đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định:

- Cơ sở thanh toán: khối lượng công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh) được nghiệm thu và đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng (đơn giá này đã được xác định từ khi kí kết hợp đồng).

5. 1.4. Thanh toán đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh

- Cơ sở thanh toán: khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng hoặc đơn giá tạm tính khi kí kết hợp đồng nếu chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá theo quy định của hợp đồng.

5. 1.5. Thanh toán đối với giá hợp đồng kết hợp:

      Tương ứng với loại giá cho từng công việc cụ thể thanh toán theo các quy định tương ứng trên.

- Thời hạn thanh toán: được quy định trong hợp đồng

         +  Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách: trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán, bên giao thầu phải hoàn thành các thủ tục, chuyển đề nghị thanh toán cho cơ quan cấp phát/cho vay vốn. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành (trừ tiêng bảo ành công trình).

+ Bên giao thầu sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ không quá 10 ngày làm việc phải thanh toán cho bên nhận thầu.

- Ngoài ra trong hợp đồng cũng cần quy định rõ về việc thanh toán chậm trễ (về các khoản bồi thường tương ứng với mức độ chậm trễ), quy định về việc thanh toán các khoản tiền bị giữ lại (do các lần thanh toán trước còn lại, kể cả tiền bảo hành công trình,…).

 

5.2. Quyết toán hợp đồng

5.2.1. Hồ sơ quyết toán: Hồ sơ hoàn công; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, phát sinh; Kết quả nghiệm thu khảo sát, thiết kế; Biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng; Bảng xác định giá trị quyết toán hợp đồng đã được xác nhận; Tài liệu khác có liên quan.

5.2.2. Các quy định về trình tự, thủ tục: Nhà thầu xây dựng lập hồ sơ quyết toán hợp đồng gửi chủ đầu tư.

 

6- Xử lý tranh chấp hợp đồng

6.1. Các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký

kết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được

thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp

luật.

6.2. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng

thông qua hòa giải thì cơ quan hoặc tổ chức hòa giải có thể được các bên nêu trong hợp

đồng hoặc xác định sau khi có tranh chấp xảy ra.

6.3. Trường hợp một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền đề nghị Trọng tài

hoặc Tòa án giải quyết; thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án được thực

hiện theo quy định của pháp luật.

6.4. Thời hạn đề nghị Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp

hợp đồng xây dựng là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm

phạm.

6.5. Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hưởng tới hiệu lực của các điều khoản về

giải quyết tranh chấp.

 

Chuyên đề 4. Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

1.      Xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án

2.      Dự trù thời gian và nguồn lực của dự án

3.      Lập, phê duyệt tiến độ của dự án

4.      Quản lý tiến độ của dự án

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.  Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. Tiến độ thi công là một nội dung, một phần tài liệu kèm theo hợp đồng thi công xây dựng công trình ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.

        Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

 

Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết)

(NÑ soá 209/2004/NÑ-CP ngaøy 16/12/2004)

1.      Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

- Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị)

            -  Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

              2. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Lập kế hoạch quản lý chất lượng

- Lập hệ thống quản lý chất lượng

- Các biện pháp đảm bảo chất lượng

- Các biện pháp kiểm soát chất lượng

Chuyên đề 6. Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết)

            1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

            2. Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

            3. Lập tổng mức đầu tư

            4. Lập dự toán xây dựng công trình

            5. Định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng công trình

            6. Các phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chuyên đề 7. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

            1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng

- Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

- Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

            - Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng

            2. Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro

- Lập kế hoạch quản lý rủi ro

- Các biện pháp kiểm soát và đối phó với rủi ro

- Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

 

Chuyên đề 8. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

            1. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

- Nguyên tắc, căn cứ thanh toán vốn đầu tư

- Tạm ứng vốn đầu tư

- Thanh toán khối lượng hoàn thành;

- Quy trình, thủ tục thanh toán

- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu

            2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

- Khái niệm và phân loại quyết toán

- Nội dung báo cáo quyết toán và hồ sơ trình duyệt quyết toán

- Trình tự, thủ tục quyết toán vốn đầu tư

- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu

           

Tổng thời lượng khóa học: 48 tiết

            Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

Ghi chú:

3        Nội dung chương trình và thời lượng nêu trên là yêu cầu tối thiểu

4        Tùy theo yêu cầu của từng khóa học, các cơ sở đào tạo có thể bổ sung, mở rộng thêm các chuyên đề khác.  


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn