Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 2
Hôm nay: 57
Trong tuần: 689
Trong tháng: 2938
Tổng: 10513203

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng. Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng. , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

Chương 11.

KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY

DỰNG.

11.1. Các khái niệm chung.

11.1.1. Điện trở của người.

Cơ thể người là một vật dẫn điện, dòng điện di qua nhiều hay ít phụ thuộc vào điện

trở của nó. Điện trở của người thay đổi từ 600-400.000 Ôm, phụ thuộc vào các yếu tố

sau.

- Tình trạng sức khoẻ

- Các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lớp da, nếu mất lớp trai sừng thì điện trở chỉ

còn 600-800Ôm.

- Tính trạng da khô hay ướt.

- Điện tích và áp suất tiếp xúc càng lớn thì điện trở người tương ứng giảm đi.

- Thời gian tác dụng của dòng điện càng lâu thì điện trở càng giảm.

- Điện áp đặt vào người tăng lên thì điện trở giảm.

11.1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.

11.1.2.1. Tác dụng về nhiệt.

Khi cơ thể va chạm vào các bộ phận mang điện, ngay ở chỗ tiếp xúc dòng điện có

thể gây bỏng cháy. Đặc biệt là với điện áp cao.

11.1.2.2. Tác động về hoá.

Dòng điện đi qua cơ thể gây tác động điện phân như phân huỷ các chất lỏng trong

cơ thể đặc biệt là máu.

11.1.2.3. Tác động sinh học.

Dòng điện gây tác động kích thích tế bào làm co giật các cơ bắp.

11.1.3. Hậu quả của dòng điện gây ra.

11.1.3.1. Về cường độ dòng điện.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy mức độ nguy hiểm như sau:

- Dòng điện xoay chiều. Ix=10-15mA.

- Dòng điện 1 chiều:L I1ch=50-80mA là nguy hiểm.

- Ixch = 20-25mA, I1ch=80mA là rất nguy hiểm.

- Ixch = 50-80mA, I1ch80mA tim ngừng thở dẫn đến chết người.

11.1.3.2.Tần số dòng điện.

fxh=50Hz là nguy hiểm. Tần số càng cao càng ít nguy hiểm.(fxh100Hz dòng điện

chỉ gây ra bỏng).

Dòng điện đi qua cơ thể đi từ tay phải xuống chân là nguy hiểm nhất, từ chân qua

chân ít nguy hiểm.

11.1.4. Phân loại nơi sản xuất theo nguy hiểm về điện.

11-1


 

 

 

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

11.1.4.1. Ít nguy hiểm.

Gồm nơi khô ráo, độ ẩm không lớn hơn 75%, nhiệt đô không khí không lớn hơn

30o, không có bụi dẫn điện, sàn nhà bằng vật liệu không dẫn điện.

11.1.4.2. Nguy hiểm.

Là những nơi có độ ẩm lớn hơn 75%, nhiệt độ không khí lớn hơn 30o, trong không

khí có bụi dẫn điện, nhà sàn dẫn điện (kim loại, bêtông, gạch).

11.1.4.3. Rất nguy hiểm.

Nơi rất ẩm, độ ẩm thường xuyên đạt 100%, thường xuyên có hơi khí, bụi khí, nơi có

hai hay nhiều các yếu tố trong mục 11.1.4.2

11.2. Phân tích các trường hợp tiếp xúc với mạng điện và trị số dòng điện

qua người.

Xét mạng qua 3 pha:

11.2.1. Khi chạm vào 2 pha khác nhau.

 

1

 

 

 

 

2

Ngêi.§Êt.

Hình 11_ 1: Người chạm vào 2 pha khác nhau trong mạng điện.

Là trường hợp nguy hiểm nhất (với cả mạng điện bất kỳ) dòng điện vào người.


 

I ng =


U d

Rng


 

=


3U p

Rng


Ud, Up là điện áp dây và điện áp pha.

Ing trị số dòng điện qua người

Rng điện trở người.

Trường hợp này ít gặp chỉ gặp khi nối điện mà không cắt cầu dao, hoặc chạm vào

cầu dao để hở.

11.2.2. Chạm vào 1 pha của mạng có trung tính cách



Text Box: Ud


Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.


1

 

 

 

2

3


 

R1


R3


Rn


R2


Ngêi.

 

§Êt.

Hình 11_ 2: Người chạm vào 1 pha trong mạng ba pha với trung tính cách ly.

Điện trở vào nguồn là:


 

I ng =


 

U d

3Rn +


 

 

Rcd

3


 

=


3U d

3Rn + Rcd


 

I


Rcd điện trở cách điện của mạng nối với đất, điện qua người phụ thuộc nhiều vào

điện trở của người và điện trở nối đất.

11.2.3. Chạm vào 1 pha của mạng trung tính nối đất.

 

1

 

 

 

2

3

 

Ro


 

Ngêi.


 

Rn


 

 

 

§Êt.

 

Hình 11_ 3: Người chạm vào 1 pha trong mạng 3 pha với trung tính nối đất.


 

I n =


U p

Rn + R0


R0- điện trở tính toán của cọc nối đất bằng 4 trong mạng, điện áp dưới 1000.

 

11.2.4. Điện áp bước

Nếu 1 điểm nào đó của mạng điện chạm đất, dòng điện sẽ rò (tản) vào trong đất tạo

ra "trường điện rò".

Ví dụ: khi dây điện đứt 1 đầu dây rơi chạm đất; chỗ chôn vật nối đất…

 

 

11-3Text Box: U31Text Box: U21Text Box: U23Text Box: U31Text Box: U21Text Box: U23


 

 

 

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

Bất kỳ 1 điểm nào đó của đất trong vùng điện rò sẽ xuất hiện điện áp, dòng điện sẽ

truyền qua từ chân này sang chân kia.

Vậy điện áp bước là hiệu số điện áp của các điểm trên mặt đất cách nhau một

khoảng bằng bước chân người.

- Trị số điện áp tại một điểm cách chỗ chạm đất 1 khoảng x là: Ux.

Ux = Ix. äd

äd điện trở suất của đất.

Tại điểm chạm đất đường điện lớn nhất, sau rò vào trong đất theo hướng nửa hình

cầu bán kính x.

- Điện tích S = 2ðx2.


 

- d điện I x =


I C

2ðx 2


- IC- trị số dòng điện chạm đất

x- khoảng cách từ điểm đường điện chạm đất đến điểm xét, x càng lớn càng ít

nguy hiểm.

Khi x 20m coi như không còn nguy hiểm

11.3. Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tai nạn điện.

11.3.1. Nguyên nhân tai nạn điện

- Do tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện.

+ Dây điện trần không có vỏ bọc, không đảm bảo khoảng cách an toàn.

+ Do dây điện, dây cáp trên mặt đất, sàn nhà bị hư hỏng vỏ bọc cách điện.

+ Sử dụng không đúng điện áp an toàn theo quy định ở những nơi nguy hiểm.

+ Khi sửa chữa, lắp đặt điện không có biển báo nên điện đóng bất ngờ dẫn đến gây

tai nạn.

- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại lúc bình thường không mang điện, nhưng dòng

điện có thể xuất hiện bất ngờ dẫn đến gây tai nạn (do mát điện hoặc các chất cách

điện bị hư hỏng…).

- Do điện áp bước: người đi vào vùng có đường điện rò trong đất, nước.

- Do bị phóng điện hồ quang khi đến gần mạng điện cao áp gây bị hỏng.

- Khi sửa chữa điện không cắt điện, không sử dụng dụng cụ cách điện.

- Không được huấn luyện an toàn về điện.

- Không nắm vững được phương pháp cấp cứu tai nạn điện.

11.3.2. Các biện pháp phòng ngừa

11.3.2.1. Đề phòng tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện.

- Đảm bảo cách điện tốt: đối với các thiết bị điện và các đường dây điện.

- Phải có bao che, ngăn cách các bộ phận mang điện tránh được người va chạm

phải.

 

11-4


 

 

 

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

- Không được đặt dây điện, dây cáp trên mặt đất sàn nhà.

- Ở những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp theo quy định an toàn.

- Phải đề phòng dẫn điện bất ngờ: cấm đóng điện khi người đang làm việc (sửa

chữa, lắp đặt…)

11.3.2.2. Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận, thiết bị có xuất hiện điện bất

ngờ.

- Nơi đất bảo vệ: áp dụng cho mạng điện 3 pha có trung tính cách ly nhằm giảm

điện áp chạm.

- Nơi không bảo vệ: áp dụng cho mạng 3 pha 4 dây với dây thứ 4 là dây trung tính

nối đất, dùng dây dẫn nối thân kim loại của máy với dây trung tính.

- Cắt điện bảo vệ: áp dụng cho cả mạng cách điện với đất và mang có dây trung tính

nối đất, để đảm bảo an toàn khi thiết bị xảy ra sự cố.

11.3.2.3. Đề phòng tai nạn do điện áp bước.

- Không được đến gần nơi có dây điện bị đứt.

- Phải có rào che chắn xung quanh bộ phận nối đất.

- Dùng nhiều cọc nối đất được nối với nhau bằng thanh dẫn nhằm san bằng điện áp.

11.3.2.4. Đề phòng bị phóng điện.

Khi làm việc dưới đường dây điện cao áp phải tuân theo khoảng cách an toàn.

 

 

 

 

 

11.3.2.5. Sử dụng các dụng cụ bảo vệ.

- Dụng cụ bảo vệ: sào cách điện, kìm cách điện, kìm đo điện, ủng cao su, bục và

thảm cách điện:

- Các thiết bị kiểm tra điện: đồng hồ đo điện, bút thử điện…

- Các dụng cụ bảo vệ chỉ được dùng đúng với điện áp ghi trên đó.

11.3.2.6. Cấp cứu người khi bị tai nạn điện.

- Khẩn cấp đưa nạn nhân rời khỏi vật mang điện bằng cách cắt cầu dao, cầu chì.

Nếu không thể cắt điện được thì người cứu chỉ được túm vào quần áo khô, hoặc

quấn vải vào chân, vào người nạn nhân để lôi ra.

- Người cứu phải đứng trên ván gỗ, đi giầy cao su.

- Nạn nhân được cứu đã bị ngừng thở, tim ngừng đập phải khẩn trương làm hô hấp

nhân tạo.

+ Xoa bóp bên ngoài lồng ngực: Để nạn nhân nằm ngửa người cứu quỳ bên cạnh để

1 tay lên phần tim, tay kia đặt chéo lên, dùng sức người ấn cho lồng ngực nén

xuống rồi lại nới ra, làm như vật theo nhịp từ 60 ÷ 80 lần/phút.

+ Hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu ra phía sau mở miệng nạn nhân, kéo

lưới, móc đờm dãi ở mũi, mồm ra.

 

 

 

11-5

Điện áp (KV)

6 ÷ 15

15 ÷ 35

35 ÷ 110

110 ÷ 300

Khoảng cách

an toàn(m)

2

3

4

5

 

 

 

 

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

- Người cứu hít hơi dài, tay bịt mũi nạn nhân và thổi mạnh qua mồm, hoặc bịt mồm

thổi qua mũi với nhịp điệu từ 16 ÷ 20 lần/phút.

11.4. Đề phòng tĩnh điện.

11.4.1.Các trường hợp phát sinh tĩnh điện.

- Sự va đập, ma sát của chất lỏng cách điện với thành bể.

- Do vận chuyển các hỗn hợp bụi không khí trong đường ống, trong nhà xưởng tạo

ra nhiều bụi.

- Khi ma sát đai truyền động lên trục quay.

Tóm lại: Tĩnh điện phát sinh do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa

vật cách điện với vật dẫn điện.

11.4.2. Các biện pháp phòng ngừa

- Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách nối đất cho các thiết bị sản xuất, bể chứa…

- Tăng độ ẩm không khí ở trong các phòng có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% hoặc

làm ẩm các vật trong phòng.

- Với dây curoa phải nối đất các phần kim loại.

- Truyền tĩnh điện tích luỹ trên người như làm sàn dẫn điện, đi giầy dẫn điện, cấm

mặc quần áo có khả năng nhiễm điện.

11.5. Bảo vệ chống sét.

11.5.1. Định nghĩa:

Do kết quả tác dụng của các hạt nước mang điện và các luồng khí sẽ có sự phân tích

thành các hạt lớn mang điện (+), hạt nhỏ mang điện (-): theo định luật khí động. Hạt nhỏ

tạo thành đám mây mang điện (-), hạt lớn tạo thành đám mây mang điện (+). Khi đám

mây mang điện (+) di chuyển do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện trên bề mặt đất sẽ xuất

hiện điện tích âm tạo thành tụ điện đặc biệt với lớp không khí ở giữa, các bề mặt tụ điện

là đám mây và mặt đất.

Sự tích điện đó tăng dần đạt đến cực hạn, sự phóng điện phát ra ánh sáng chói, tia

chớp và âm thanh lớn là sét.

11.5.2. Tác dụng và hậu quả của sét.

11.5.2.1 Tác dụng sơ cấp (sét đánh trực tiếp)

- Tác dụng nhiệt: dòng sét có nhiệt độ lớn gây đám cháy.

- Tác dụng cơ học: do nhiệt độ cao sẽ bị đốt nóng chớp nhoáng, dẫn nó mạnh, gây

sóng xung, gây đổ cây, đổ các công trình.

- Tác dụng về điện: Sét như một đường điện cao, khi sét đánh trực tiếp vào người sẽ

bị chết ngay.

11.5.2.2. Tác dụng thứ cấp.

- Cảm ứng tĩnh điện

- Cảm ứng điện từ.

11.5.3. Bảo vệ chống sét.

115.3.1 Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào công trình bằng thu lôi.

11-6


 

 

 

Chương 11.Kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng.

+ Thu lôi gồm các phần: thu sét, dây dẫn sét và cực nối đất.

- Thu sét bằng sắt dạng thanh, dây hoặc lưới đặt không trên đỉnh, trên mái công

trình.

- Dây dẫn sét bằng thanh hoặc dây có tiết diện 100 mm2 nối hàn với phần thu sét

và cọc nối đất.

- Cọc nối đất: bằng thép tròn, thép gai, hoặc thép ống có điện trở chung nối đất trên

4.

+ Vùng bảo vệ thu lôi.

Là một hình nón, đường sinh là đường gẫy khúc, đáy là hình tròn, bán kính r = 1,5h

(h chiều cao cột thu lôi).



11-7


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn