Chương 12.Kỹ thuật an toán khi sử dụng các loại máy móc thi công
Chương 12
KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG.
12.1. Khái niệm.
Các loại máy thi công đất: máy đào xúc, máy san gạt, đầm đất máy ép, đóng cọc.
Các thiết bị nâng chuyển: thang tải, trụ nâng cần trục các loại được nâng chuyển,
lắp ráp các thiết bị công nghệ và vật liệu xây dựng.
Các loại máy để gia công các chi tiết, linh kiện, phụ tùng như.
- Máy gia công gỗ (cưa bào…)
- Máy gia công sắt thép (cắt uốn hàn…)
Các loại máy để sản xuất vật liệu xây dựng như;
- Máy trộn bê tông, trộn vữa
- Máy đập, nghiền, sàng rửa các loại sỏi đá…
Các loại máy làm công tác hoàn thiện: máy cưa, cắt, mài nhẵn.
- Máy đánh bóng.
- Máy phun vữa, phun sơn.
Các loại thiết bị điện: máy phát điện, máy biến thế.
Các thiết bị chịu áp lực: nồi hơi, máy nén khí các bình chứa khí.
Các phương tiện vận chuyển: ôtô, máy kéo
Hầu hết các loại máy móc, thiết bị này đều được trang bị mô tơ, tời, có các phụ tùng
dây cáp, pu li, ròng rọc, móc cẩu, đòn treo.
12.2. Nguyên nhân sự cố, tai nạn.
Các nguyên nhân gây tai nạn là do thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng. Song ở đây
chỉ nghiên cứu nguyên nhân lắp đặt và sử dụng gây ra tai nạn là do:
12.2.1.Tình trạng máy sử dụng không tốt.
12.2.1.1. Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hư hỏng: rơ le, cầu chì…
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa, hoặc chúng hoạt động không chính xác.
+ Thiết bị điện: am pe kế, vôn kế…
+ Thiết bị chỉ sức nâng cầu trục…
- Thiếu các thiết bị báo hiệu: ánh sáng, còi, chuông.
12.2.1.2. Máy đã hư hỏng.
- Các bộ phận chi tiết cấu tạo của máy bị biến dạng, rạn nứt, đứt…
- Hộp số trục trặc làm cho vận tốc chuyển động cho các phương không chính xác
theo sự điều khiển.
12-1
Chương 12.Kỹ thuật an toán khi sử dụng các loại máy móc thi công
- Hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn. Tình trạng này nếu không được sửa chữa
thay thế kịp thời thì trong quá trình làm việc sẽ gây ra sự cố, tai nạn nghiêm trọng.
12.2.2. Máy bị mất cân bằng ổn định
Sẽ làm cho máy bị lắc, đảo, nghiêng làm cho các thao tác không chính xác gây nên
tai nạn do:
- Máy đặt trên nền móng không ổn định.
- Cẩu nâng vật quá trọng tải.
- Không tuân theo vận tốc chuyển động khi di chuyển, nâng hạ, quay vòng.
- Bị va chạm bởi các máy móc và phương tiện vận chuyển khác hoặc máy làm việc
khi có gió lớn hơn hoặc bằng cấp 6.
12.2.3. Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm gây nên tai nạn do:
- Máy kẹp cuộn vào quần áo, hoặc các bộ phận của cơ thể, tay chân.
- Các mảnh vật liệu, dụng cụ bắn vào người.
- Các bộ phận máy va đập vào người hoặc đất đá, vật cẩu rơi từ trên máy xuống
trong vùng nguy hiểm.
12.2.4. Sự cố tai nạn
- Dòng điện bị rò ra các bộ phận máy do cách điện hỏng.
- Các máy hoạt động và di chuyển bị chạm vào đường dây điện.
12.2.5. Thiếu ánh sáng
Trong đêm tối sương mù người điều khiển máy không nhìn rõ các bộ phận trên máy
hoặc khu vực xung quanh gây ra tai nạn.
12.2.6. Do người vận hành
- Không đảm bảo trình độ chuyên môn: người điều khiển:
+ Chưa thành tục tay nghề
+ Chưa có kinh nghiệm xử lý các tình huống kịp thời.
- Vi phạm các điều lệ, nội quy, quy phạm an toàn, người điều khiển máy không tuân
theo các tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật của máy.
- Không đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ, mắt kém, nặng tai, các bệnh tim mạch…
- Vi phạm kỷ luật lao động.
+ Uống rượu bia khi điều khiển máy.
+ Giao máy cho người không có chuyên môn điều khiển.
+ Rời khỏi máy khi còn đang làm việc.
12.2.7. Thiếu sót trong quản lý.
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch hướng dẫn về lắp đặt sử dụng, bảo quản máy.
- Không thực hiện đăng kiểm khám nghiệm , chế độ duy tu bảo dưỡng đúng quy
định.
- Việc phân giao trách nhiệm không rõ ràng.
12-2
Chương 12.Kỹ thuật an toán khi sử dụng các loại máy móc thi công
12.3. Các biện pháp phòng ngừa.
12.3.1. Bảo đảm chất lượng máy tốt, an toàn khi vận hành
12.3.1.1. Phải có đủ các thiết bị an toàn phù hợp, hoạt động chính xác, bảo đảm độ tin
cậy.
- Thiết bị an toàn tự động: như thiết bị khống chế quá tải ở cần trục, xe nâng…
- Thiết bị tín hiệu: ánh sáng, màu sắc, âm thanh (đèn, còi, biển báo…)
12.3.1.2. Kiểm tra thử nghiệm độ bền, độ tin cậy của các bộ phận, cơ cấu, chi tiết máy.
- Độ bền của cáp, xích, để treo tải, giữ tay cần trục, làm dây neo khi sử dụng phải
kiểm tra theo công thức:
P : lực kéo đứt cáp, xích tra theo tiêu chuẩn
S: Sức căng lớn nhất của dây.
k: Hệ số an toàn phục thuộc nhóm chế độ làm việc của cơ cấu máy lấy theo quy
phạm.
Khi dây xích bị mòn lớn hơn 10% kích thước ban đầu thì không được sử dụng.
- Kiểm tra thí nghiệm các bộ phận kết cấu: Tất cả các loại máy móc thiết bị, sau khi
lắp đặt, sau khi sửa chữa lớn hoặc sau một quá trình làm việc phải được kiểm tra
thử nghiệm theo quy định: như là thử quá tải đối với cần trục, thiết bị chịu áp lực
và các phụ tùng khác.
- Kiểm tra chất lượng mối hàn: Phải dùng máy dò khuyết tật (bên trong), và kiểm
tra bằng mắt thường (bên ngoài).
- Kiểm tra phanh theo công thức:
MP- Mô men do phanh sinh ra
Mt- Mô men ở trục truyền động
KP- Hệ số an toàn dự trữ lấy theo quy phạm.
12.3.2. Đảm bảo sự ổn định của máy.
- Khi máy đặt cố định, hay di chuyển, làm việc đều phải đảm bảo ổn định theo công
thức sau:
ÓMg- Tổng mô men giữ máy
ÓMl- Tổng mô men gây lật máy
K- Hệ số an toàn luôn lớn hơn 1
Chương 12.Kỹ thuật an toán khi sử dụng các loại máy móc thi công
- Ổn định các cần trục tự hành xem giáo trình “Kỹ thuật an toàn và VSLĐ trong
xây dựng” trang 96, 97
- Ổn định của tời xem giáo trình “Kỹ thuật an toàn và VSLĐ trong xây dựng”
trang 98, 99
12.3.3. Thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm của máy phải:
- Ngăn ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm lên người.
- Phải bền chắc chịu được tác động có nhiệt, hoá để tránh gây nóng chảy hoặc ăn
mòn.
- Ít hoặc không gây trở ngại cho việc xem xét, làm vệ sinh, lau dầu mỡ…
12.3.4. Phòng ngừa sự cố tai nạn điện (xem chương 11)
12.3.5. Bảo đảm chiếu sáng hợp lý (xem chương 9)
12.3.6. Biện pháp tổ chức
12.3.6.1. Tuyển dụng sử dụng thợ vận hành
Người vận hành máy phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ do cơ quan y tế cấp.
- Có văn bằng chứng chỉ về đào tạo chuyên môn do cơ quan thẩm quyền cấp.
- Phải có thẻ, giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn lao động do lãnh đạo (Công
ty, xí nghiệp) xác nhận.
- Được trang bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ cá nhân, phù hợp với công việc
thực hiện.
12.3.6.2. Tổ chức tốt khâu quản lý máy:
Việc giao trách nhiệm quản lý, sử dụng máy cho đơn vị, cá nhân nào phải do thủ
trưởng đơn vị sử dụng quyết định bằng văn bản.
12-4
|