Chương 21.Các chất chữa cháy, dụng cụ và phương tiện chữa cháy.
Chương 21.
CÁC CHẤT CHỮA CHÁY DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG
TIỆN CHỮA CHÁY.
21.1. Các chất chữa cháy.
Có nhiều loại khác nhau ở thể lỏng, thể khí hoặc bọt khí… mỗi chất chữa cháy đều
có đặc tính, tác dụng, phạm vị sử dụng và hiệu quả riêng, song đều phải đảm bảo yêu
cầu:
- Có hiệu quả cao nghĩa là tiêu hao ít trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cháy
trong một đơn vị thời gian.
- Tìm kiếm dễ dàng và rẻ tiền.
- Không gây độc, nguy hiểm đối với người sử dụng và bảo quản.
- Không làm hư hỏng các thiết bị chữa cháy.
21.1.1. Nước:
Là chất chữa cháy rẻ và phổ biến nhất, là chất thu nhiệt lớn, nước được tưới vào
đám cháy dưới dạng vòi phun, hoặc phụt mạnh.
- Dùng chữa cháy các chất như than, sợi vải, gỗ…
- Không dùng để chữa cháy các thiết bị có điện hoặc là xăng, dầu…
21.1.2. Hơi nước
Chỉ chữa cháy có hiệu quả ở chỗ không khí ít thay đổi hoặc trong buồng kín, nồng
độ hơi nước ở trong không khí làm tắt lửa khoảng 35%.
Dùng chữa cháy ở các xưởng gia công gỗ, buồng sấy, trên tàu thuỷ…
21.1.3. Dung dịch nước muối
Được dùng phổ biến amoniắc, phốt pho, clorua natri, kali cácbonat, natri cabonat…
Muối rơi vào bề mặt cháy tạo ra 1 màng cách ly.
Phạm vi sử dụng cũng giống như nước.
21.1.4. Bọt chữa cháy
Phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí.
Có tác dụng cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy, ngoài ra còn làm sạch vùng cháy,
dùng để chữa cháy xăng dầu và chất lỏng cháy.
- Bọt hoá học được tạo trong các máy tạo bọt đặc biệt và đưa đến chỗ chữa cháy
bằng các đường ống lắp với máy tạo bọt. Bọt hoá học còn được nạp vào bình chữa
cháy cầm tay, khi không cần lượng bọt lớn.
- Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với
dung dịch tạo bọt.
21.1.5. Bột chữa cháy.
Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột, kali cácbonát, natri
cácbonat, cát khô…
21-1
Chương 21.Các chất chữa cháy, dụng cụ và phương tiện chữa cháy.
Dùng để chữa cháy kim loại kiềm và kiềm thổ rất hiệu quả.
Các chất này có thể phun vào đám cháy bằng khí nén từ các hệ thống cố định, các
trạm di động hoặc các dụng cụ chữa cháy cầm tay, cường độ tiêu thụ bột cho 1 đám cháy
bằng 6,2 ÷ 7 kg/m2 diện tích.
21.1.6. Các loại khí
Là các loại khí trơ gồm cácbonic, nitơ, a gon, heli, hơi nước.
Tác dụng của nó là pha loãng nồng độ chất cháy, ngoài ra các loại khí còn có tác
dụng làm lạnh.
Dùng các hệ thống cố định, các trạm di động cũng như các bình chữa cháy cầm tay
để truyền tới đám cháy.
21.1.7. Các chất halogen
Dùng chữa cháy có hiệu quả rất lớn, tác dụng của nó là ức chế phản ứng cháy, dùng
để chữa đám cháy của bông, vải sợi.
21.2 Dụng cụ và phương tiện chữa cháy.
21.2.1. Phân loại
21.2.1.1. Cơ giới:
Gồm loại di động và loại cố định: xe chữa cháy, xe chuyên dùng, xe thang, xe
thông tin, xe chỉ huy...
- Phương tiện cố định như: hệ thống phun bọt chữa cháy dùng cho các kho xăng
dầu, hệ thống nước, bọt, khí…
21.2.1.2. Thô sơ
Bơm tay, các loại bình chữa cháy.
Các dụng cụ như gầu vẩy, ống thụt, thang câu liêm, chăn, bao tải, thùng xô xách
nước…
Các loại này được trang bị rộng rãi ở trong các cơ quan, xí nghiệp, công sở…
21.2.2. Xe chữa cháy và máy bơm chữa cháy.
Như xe thông tin và ánh sáng, xe phun bọt hoà không khí, xe rải vòi, xe thang và xe
phục vụ.
Xe chữa cháy là xe có các trang thiết bị chữa cháy như lăng, vòi, dụng cụ chữa
cháy.
- Bơm có công suất trung bình bằng 90 ÷ 300 mã lực.
- Lưu lượng phun nước bằng 20 ÷ 45 l/s
- Áp suất nước trung bình bằng 8 ÷ 9 at.
- Chiều sâu hút nước tối đa bằng 6 ÷ 7m.
- Khối lượng nước mang theo xe bằng 150 ÷ 4000 lít.
- Khối lượng chất tạo bọt bằng 150 ÷ 200l
Xe chữa cháy cần động cơ tốt, tốc độ nhanh.
21-2
Chương 21.Các chất chữa cháy, dụng cụ và phương tiện chữa cháy.
Ngoài ra còn xe thang để chữa cháy nhà cao tầng, xe thông tin, ánh sáng, xe rải vòi,
xe hút khói…
21.2.3. Phương tiện chữa cháy và báo cháy tự động
Phương tiện báo cháy tự động dùng để phát hiện đám cháy từ đầu, báo địa điểm
cháy ngay về trung tâmánhanj tín hiệu có cháy để tổ chức chữa cháy kịp thời.
- Phương tiện báo cháy còn kết hợp với cả hệ thống thông tin liên lạc 2 chiều giữa
đám cháy và máy tính, điện thoại để nắm chắc các thông số kỹ thuật chữa cháy.
Sơ đồ báo cháy tự động của trung tâm .
B−u ®iÖn thµnh phè
DCC1
C¸c
®éi
Trung t©m chØ huy ch÷a ch¸y.
TT M¸y tÝnh ®t
Trung t©m b¸o ch¸y tù ®éng.
DCC1 ch÷a
ch¸y
DCC1 khu
vùc
M¸y thu tÝn hiÖu ch¸y.
M¸y thu tÝn hiÖu ch¸y.
M¸y thu tÝn hiÖu ch¸y.
Hình 21_ 1 Sơ đồ báo cháy tự động của trung tâm
Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa chất chữa cháy vào đám
cháy: được trang bị ở các nơi có hàng hoá, máy móc, tài liệu đắt tiền lại dễ cháy.
21.2.4. Các dụng cụ chữa cháy thô sơ
- Bình bọt hoá học: chứa được diện tích ≤ 1m2
Cấm sử dụng bình này chữa cháy điện, đất đèn, kim loại, hợp chất của kim loại…
- Bình bọt hoà không khí: Gồm 2 phần, vỏ bình đựng dung dịch tạo bọt và bình thép
đựng không khí, áp suất ≤ 250 kg/cm2 dùng chữa cháy các chất lỏng dễ cháy.
- Bình chữa cháy bằng khí CO2: Vỏ bình là loại thép dầy chịu được áp suất bằng
250kg/cm2, áp suất làm việc tối đa bằng 180 kg/cm2.
Loa phun khí làm bằng chất cách điện. Các loại bình chữa cháy phải được đặt ở nơi
râm mát, dễ thấy, dễ lấy. Nhiệt độ của không khí nhỏ hơn 400C. Tránh để ở nơi có
chất kiềm, axít, chúng sẽ phá huỷ van an toàn.
21-3
|