Chương 5
ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU
TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT.
5.1.Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu đến sức khoẻ con người
5.1.1.Các yếu tố vi khí hậu và các ảnh hưởng của nó đến sự toả nhiệt
Các ảnh hưởng của nó đến sự toả nhiệt gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc lưu
chuyển của không khí và bức xạ nhiệt.
Trong không khí gồm: 75,55% là khí N2 , 23,1% là O2 còn lại là các khí khác và hơi
nước, thành phần này luôn thay đổi. Khi lượng O2 giảm con người sẽ khó thở.
Thân nhiệt trong con người là 36-37o nhờ có cơ cấu điều hoà nhiệt độ của cơ thể tức
là sự hoạt động của quá trình lý hoá đảm bảo cho sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi
trường bên ngoài, giữ cho thân nhiệt ở mức ổn định.
Sự điều hoà lý hoá ấy làm thay đổi chế độ toả nhiệt của môi trường xung quanh.
Đối lưu: khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn nhiệt độ môi trường.
Bức xạ: Khi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt độ môi trường
Bốc hơi: khi nhiệt độ cơ thể nhỏ hơn nhiệt độ môi trường.
Khi nhiệt độ môi trường bằng 20o sự toả nhiệt phân bố như sau: đối lưu 31%, bức
xạ 43,7%, bốc hơi 21,7%. Khi nhiệt độ lớn hơn 30o sự toả nhiệt chủ yếu là bốc hơi, cơ
thể bị mất nhiều nhiệt.
Độ ẩm tương đối của không khí > 75-85% sẽ làm cho sự điều hoà nhiệt độ khó khăn
hơn.
Tốc độ lưu chuyển của không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, vận tốc
lớn sự toả nhiệt trên một đơn vị thời gian càng nhiều.
Sự toả nhiệt của cơ thể phụ thuộc vào hoạt động.
- Người ở trạng thái nghỉ ngơi tiêu hao: 1700kcal/ngày
- Người làm việc trí óc, việc nhẹ: 2000-2800kcal/ngày.
- Người làm việc nặng trung bình: 2500-3000kcal/ngày.
- Người làm việc nặng: 5000kcal/ngày.
Khi làm việc nặng nhọc ở nhiệt độ 30oC lượng nước mất từ 10-12 lít, kèm theo là
mất thêm một lượng muối từ 30-40g trong một ngày đêm (điều kiện trung bình 10g)
Lượng nhiệt toả ra phụ thuộc vào lượng Oxy.
- Người nghỉ ngơi cần 0,2 –0,25l Oxy/một phút
- Người làm việc nặng trung bình cần 0,5-1,0l Oxy/ 1 phút.
- Người làm việc nặng cần tới 1,4lít.
5.1.2.Ảnh hưởng
Sự điều hoà nhiệt của cơ thể bị phá huỷ khi nhiệt độ không khí >30o, độ ẩm >85%.
Nhiệt độ cao: cơ thể quá nóng dẫn đến ù tai chóng mặt, hoa mắt nhức đầu. Đặc biệt là khi
5-1
Chương 5.Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất.
nhiệt độ và độ ẩm cao dẫn đến cảm nhiệt, kinh giật do sự mất nước và mất muối quá
nhiều.
Nhiệt độ quá thấp cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể đặc biệt là khi có gió mạnh
cơ thể bị cảm lạnh gây bệnh mãn tính như viêm đường hô hấp, tê liệt từng bộ phận...
5.2.Biện pháp đảm bảo các điều kiện vi khí hậu tiện nghi.
Khi thiết kế các nhà sản xuất phải dựa vào đặc tính của vi khí hậu để thiết kế hoặc
có biện pháp cần thiết để đảm bảo điều kiện vi khí hậu tiện nghi ở nơi làm việc.
Ở phòng sản xuất nóng toả ra 20kcal/1m3 thể tích phòng thì về mùa đông nhiệt độ
không khí từ 18-24o, độ ẩm không lớn hơn 80%, vận tốc không khí bằng 0,5m/s, về mùa
hè nếu nhiệt độ ngoài trời ≥28o thì nhiệt độ trong phòng <30o độ ẩm từ 75-85%, vận tốc
không khí từ 0,5-1,5m/s.
Theo nghiên cứu của Viện vệ sinh lao động, bộ môn Vật lý kiến trúc của trường đại
học Xây dựng, điều kiện vi khí hậu tối ưu của nước ta như sau:
Mùa đông:
- Nhiệt độ không khí: 20-24oC.
- Độ ẩm: 80-65%.
- Vận tốc lưu chuyển của không khí: 0,2-0,3m/s.
Mùa hè:
- Nhiệt độ không khí: 22-28oC.
- Độ ẩm: 75-65%.
- Vận tốc lưu chuyển của không khí: 3m/s.
5.2.1.Biện pháp cải tạo
- Phải đảm bảo tốt thông gió tự nhiên trong các phòng làm việc, tránh ánh nắng mặt
trời chiếu vào.
- Ở trong phòng làm việc nóng phải thiết kế hệ thống thông gió nhân tạo.
- Các thiết bị và quá trình sản xuất bức xạ nhiệt phải bố trí ở phòng riêng biệt hoặc
dùng các chất cách nhiệt, dùng màn nước để giảm bức xạ nhiệt.
- Cải tiến kỹ thuật cơ giới hoá quá trình sản xuất.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Tạo điều kiện nghỉ ngơi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động, cung cấp đủ
lượng nước uống (chất lượng và số lượng) cho người lao động.
- Nên có lán che cho người làm việc ngoài trời.
- Các buồng lái máy xây dựng phải được sơn bằng màu xanh xẫm hoặc xám để
giảm sự hấp thụ nhiệt.