Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 1
Hôm nay: 61
Trong tuần: 1017
Trong tháng: 4957
Tổng: 10471765

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 Chương 7. Chất kết dính vô cơ Chương 7. Chất kết dính vô cơ , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

Chương 7. Chất kết dính vô cơ

Chương 7

CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ

7.1 Khái niệm chung

Chất kết dính vô cơ là những vật liệu vô cơ thường ở dạng bột, khi nhào trộn với

dung môi thích hợp cho hỗn hợp dẻo có thể gắn kết các vật liệu rời và sau đó trong điều

kiện thích hợp có khả năng tự rắn chắc tạo thành đá nhân tạo. Lợi dụng khả năng này

người ta sử dụng chúng để gắn các loại vật liệu rời rạc (cát, đá, sỏi...) thành một khối

đồng nhất như trong công nghệ chế tạo bê tông, gạch silicát, vữa xây dựng, các sản phẩm

ximăng, amiăng và các loại vật liệu đá nhân tạo khác.

Tuỳ theo phạm vi sử dụng người ta chia chất kết dính vô cơ thành 2 loại: chất kết

dính vô cơ rắn trong không khí - là loại chỉ dùng trong không khí và chất kết dính vô cơ

rắn trong nước - là loại sử dụng trong cả môi trường nước và không khí.

Về thành phần hoá học những chất kết dính vô cơ phổ biến nhất thường chứa 4

nhóm ôxit chính : CaO (có thể BaO, K2O, Na2O), SiO2, Al2O3, Fe2O3. Những ôxit này

tác dụng với nhau với tỷ lệ nhất định tạo ra những khoáng khác nhau. Những khoáng này

quyết định đến tính chất chất kết dính vô cơ. Đối với chất kết dính vô cơ rắn trong nước

hay dùng môđun thuỷ lực (m) để đánh giá chất lượng:


 

m =


%CaO

%SiO 2 + %Al 2O 3 + %Fe 2O 3


 

 

(7- 1)


Trong điều kiện chế tạo thích hợp những chất kết dính rắn trong nước có m cao thì

rắn nhanh, cường độ cao nhưng kém bền trong nước.

Trong thực tế xây dựng thường gặp nhất 3 loại chất kết dính vô cơ : thạch cao xây

dựng, vôi và xi măng poóclăng.

7.2 Vôi rắn trong không khí

Vôi là 1 trong những chất kết dính vô cơ lâu đời nhất, được sản xuất từ đá vôi

(thành phần chính là khoáng canxít CaCO3). Khi nung, đá vôi phân giải tạo ra vôi (thành

phần chính là CaO). Để phân giải hết 1 phân tử gam CaCO3 cần 42.5kCal. Trước khi sử

dụng vôi phải tôi (cho vôi tác dụng với nước), khi đó có hiện tượng toả nhiệt, cứ 1 phân

tử gam CaCO3 tác dụng với nước tạo ra Ca(OH)2 và toả ra 15,5kCal. Để xác định chất

lượng của vôi người ta dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó độ hoạt tính của vôi (x) là

1 trong những chỉ tiêu quan trọng nhất.


 

x =


g CaO

g v


 

.100%


 

 

(7- 2)


Trong đó gCaO là khối lượng của CaO (gam) có trong khối lượng vôi gv (gam).

Vôi được phân ra từ 2 đến 3 loại dựa vào các tính chất cơ bản của chúng.

Tôi vôi là quá trình thuỷ hoá oxit canxi

CaO + H2O = Ca(OH)2 + 211 kcal/kg

 

Những hạt Ca(OH)2 vô cùng mịn (hơn cả ximăng) được bọc bằng một màng nước

hấp phụ mỏng. Chính màng nước này quyết định tính dẻo của hỗn hợp vôi cát. Để giúp

 

 

 

7-1


 

 

 

Chương 7. Chất kết dính vô cơ

ngắn thời gian tôi và nâng cao chất lượng vôi, trong các nhà máy việc tôi vôi được thực

hiện trong máy tôi.

Vôi được sử dụng ở 2 dạng: vôi chín và bột vôi sống

7.3 Thạch cao

Thạch cao xây dựng là chất kết dính vô cơ rắn trong không khí được sản xuất từ đá

thạch cao thiên nhiên (thành phần chính là CaSO4.2H2O). Khi nung đá thạch cao ở nhiệt

độ thích hợp được thạch cao xây dựng (thành phần khoáng chính là CaSO4.1/2H2O). Khi

trộn với nước nó sẽ tác dụng với nước và tạo thành đá thạch cao (thành phần chính là

CaSO4.2H2O).

Thạch cao xây dựng rắn chắc nhanh (kết thúc ninh kết không quá 30 phút), nhưng

cường độ thấp và chỉ bền trong không khí, được sử dụng chủ yếu là vật trang trí trong

nhà, nơi khô ráo. Tính chất quan trọng của thạch cao xây dựng là độ mịn và cường độ

chịu nén. Thạch cao xây dựng được chia thành 2 loại dựa vào 2 tính chất chính như trên

(phụ lục 3 - 1).

7.4 Thuỷ tinh lỏng

Thuỷ tinh là một dung dịch rắn ở dạng vô định hình nhận được bằng cách làm nguội

khối silicát nóng chảy. Quá trình chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái thuỷ tinh

(vật rắn) là quá trình thuận nghịch. Đặc điểm của trạng thái thuỷ tinh là không có điểm

chất tính đẳng hướng. Công nghệ luyện thuỷ tinh được môt tả trong hình 7.1



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7.1 Lò luyn thu tinh

 

7.4.1 Lò luyện thuỷ tinh

Trong xây dựng sử dụng hầu như thuỷ tinh silicát, cấu tử chính của nó là SiO2. Tuỳ

thuộc vào dạng và công dụng , thành phần thuỷ tinh gồm các oxit sau (theo khối lượng):

SiO2:64-73.4; Na2O:10-15.5; K2O:0-0.5; CaO:2.5-26.5; MgO:0-4.5; Al2O3:0-7.2;

Fe2O3:0-0.4; SO3:0-0.5; B2O3:0-5.

Mỗi oxit có một vai trò riêng trong quá trình nấu để hình thành tính chất của thuỷ

tinh. Oxit natri làm rút ngắn quá trình nấu vì nó làm nhiệt độ nóng chảy, nhưng lại giảm

độ bền hoá.; Ôxít kali tạo màu sáng và làm tốt hơn tính xuyên sáng; ôxít canxi làm tăng

độ bền hoá; ôxít nhôm làm tăng cường độ, bền nhiệt và bền hoá; ôxít bo làm tăng tốc độ

nấu thuỷ tinh. Trong sản xuất thuỷ tinh và pha lê quang học để nâng cao độ chiết quang

người ta còn cho thêm ôxít chì.

Nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh gồm có nguyên liệu khoáng và một số sản

phẩm công nghiệp như cát thạch anh, sôđa, đôlômit, đá vôi, trường thạch, sunfat natri.

 

7-2

 

 

 

 

 

Chương 7. Chất kết dính vô cơ

Ngoài ra hiện nay người ta đã bắt đầu sử dụng rộng rãi chất thải công nghiệp: xỉ luyện

kim, vật liệu chứa thạch anh, mảnh thuỷ tinh...

Nguyên liệu phụ (các chất làm trong, chất khử, chất tạo màu...) có tác dụng rút ngắn

quá trình nấu và tạo cho thuỷ tinh có tính chất yêu cầu.

Các quá trình công nghệ: việc sản xuất thuỷ tinh xây dựng bao gồm các quá trình

chính sau: gia công nguyên vật liệu, chuẩn bị phối liệu, nấu thuỷ tinh, tạo hình sản phẩm

và ủ sản phẩm.

Gia công bao gồm đập và nghiền nguyên vật liệu ở dạng cục (đôlômít, đá vôi, than),

sấy nguyên liệu (cát, đôlômít, đá vôi), sàng các cấu tử qua sàng có đường kính cho trước.

Chuẩn bị phối liệu là làm đồng đều, cân và trộn phối liệu: phối liệu đựoc coi là có

chất lượng nếu sai số không vượt quá 1%

Nấu thuỷ tinh đựơc tiến hành ở các loại lò đặc biệt hoạt động liên tục hoặc gián

đoạn. Để làm tăng độ trong và độ đồng nhất, khối thuỷ tinh phải được nâng đến 1500 –

16000C. Tại đây độ nhớt của chất lỏng giảm xuống tạo điều kiện tách khí dễ dàng và

nhận đựơc một khối đồng nhất. Quá trình nấu thuỷ tinh đựơc kết thúc bằng việc làm

nguội đến nhiệt độ để có một độ nhớt thích hợp cho việc gia công sản phẩm. Công tác tạo

hình sản phẩm đựoc tiến hành bằng các phương pháp khác nhau: kéo , rót , cán, ép và

thổi, nổi. Việc tạo hình kính đựoc thực hiện bằng cách kéo đứng hoặc kéo ngang các

băng thuỷ tinh từ dung dịch, phương pháp kéo đựoc sử dụng để chế tạo các tấm dày

2,6mm. Băng được kéo từ khối nóng chảy qua các thuyền (thanh chị nhiệt có rãnh dọc)

bằng các con lăn quay của máy hoặc bằng bề mặt tự do của khối thuỷ tinh. Phương pháp

nổi là phương pháp hoàn hảo nhất, có năng suất cao. Nó cho chất lượng bề mặt của kính

cao. Đặc biệt của phương pháp này là quá trình tạo băng thuỷ tinh trên bề mặt thiếc chảy

lỏng do khối thuỷ tinh trào ra. Bề mặt của tấm băng thuỷ tinh phẳng và nhẵn, cũng không

cần phải đánh bóng nữa.

Ủ: là công đoạn cuối bắt buộc khi chế tạo sản phẩm. ủ để tránh hiện tượng phát sinh

nội ứng suất lớn có thể gây ra sự phá hoại sản phẩm nhằm cố định hình dạng của chúng.

Tôi: là công đoạn cuối cùng để chế tạo thuỷ tinh với cường độ chịu nén cao hơn 4-6

lần và cường độ chịu uốn cao hơn 5-8 lần so với thuỷ tinh thường. ủ đựơc thực hiện bằng

cách đưa thuỷ tinh đến trạng thái dẻo sau đó làm lạnh sâu bề mặt của nó.

Công đoạn cuối cùng là mài nhẵn, đánh bóng và trang trí.

Các tính chất cơ bản của thuỷ tinh bao gồm: khối lượng riêng, độ bền hoá, đặc tính

cơ học, tính quang học , tính dẫn nhiệt, khả năng cách âm, khả năng gia công cơ học.

Sản phẩm thuỷ tinh đựơc dùng trong xây dựng bao gồm: Kính phẳng, block thuỷ

tinh rỗng, ống thuỷ tinh, sợi thuỷ tinh, vải thuỷ tinh....Một số sản phẩm thuỷ tinh được

trình bày trên hình7.2



7-3


 

 

 

Chương 7. Chất kết dính vô cơ



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7.2. Mt s sn phm thu tinh

7.4.2 Chất kết dính hỗn hợp

Chất kết dính hỗn hợp rất đa dạng. Trong xây dựng thường gặp dạng hỗn hợp của

vôi và phụ gia vô cơ hoạt tính nghiền mịn. Chúng được sản xuất bằng cách nghiền chung

vôi sống và phụ gia hoạt tính hoặc trộn lẫn vôi nhuyễn với phụ gia nghiền mịn.

Phụ gia vô cơ hoạt tính có 2 nhóm chính: loại thiên nhiên như đá có nguồn gốc núi

lửa, xỉ trong công nghiệp nhiệt điện hoặc luyện kim, điatômit, trepen, hoặc cũng có thể

sản xuất theo công nghệ riêng (nung đất sét có thành phần thích hợp)

Nói chung, phụ gia vô cơ hoạt tính là những vật liệu chứa nhiều khoáng SiO2 vô

định hình. Độ hoạt tính của chúng được đánh giá thông qua độ hút vôi.

Tỉ lệ phối hợp của chất kết dính hỗn hợp là : vôi sống 15-30%, phụ gia hoạt tính 70-

80% (có thể thêm cả thạch cao)

Chất kết dính hỗn hợp có phạm vi sử dụng rãi hơn vôi. Nó có thể dùng để chế tạo bê

tông mác thấp, vữa xây dựng trong môi trường không khí và cả môi trường ẩm ướt.

7.5 Ximăng pooclăng và ximăng đặc biệt

Xi măng pooclăng là chất kết dính quan trọng nhất trong xây dựng, đưc sản xuất từ

2 nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét. Sau khi gia công cơ học và nung ở nhiệt độ

14500C được clinke ximăng. Sau đó nghiền clinke với 1 hàm lượng đá thạch cao thích

hợp được Xi măng pooclăng. Thành phần hoá học chính của Xi măng pooclăng như sau:

CaO  :    63 - 66%

SiO2  :    21 - 24%

Fe2O3 :    2 - 4%

MgO  :    0.5 - 5%

 

7-4

 

 

 

 

 

Chương 7. Chất kết dính vô cơ

Al2O3 :    4 - 8%

SO3  : 0.3 - 1%

Trong xi măng các ôxit này tác dụng với nhau tạo ra 4 thành phần khoáng chính:

3CaO.SiO2 ( viết tắt C3S)  :    42  -    64%

2CaO.SiO2 ( viết tắt C2S)  :    12  -    15 %

3CaO.Al2O3 ( viết tắt C3A)     :     2  -    15%

4CaO. Al2O3.Fe2O3 ( viết tắt C4AF)    :    10  -    25%

Để đánh giá tổng quát hơn thành phần của xi măng thường dùng các hệ số :

1. Hệ số kiềm ( môđun thủy lực):


 

m =


%CaO

%SiO 2 + %Al2O 3 + %Fe 2O 3


 

 

(m = 1,9 - 2,4)              (7- 3)


2. Hệ số silicát


 

n =


%SiO 2

%Al2O 3 + %Fe 2O 3


 

 

(n = 1,7 - 3,5)                    (7- 4)


3. Hệ số aluminat :


 

p =


%Al2O 3

%Fe 2O 3


 

 

(p = 1 - 3)                                (7- 5)


4. Hệ số bão hoà :


 

k bh =


%CaO


165(%Al 2O 3 ) + 0,35(%Fe

2,8(%SiO 2 )


 

2


O 3 ) + 0,7(%SO 3 )]


 

 

(7- 6)


Khi trộn xi măng pooclăng với nước chúng sẽ tác dụng với nhau tạo một số khoáng

hyđrat chính như sau : mCaO.nSiO2.pH2O (hay gặp ở dạng 3CaO.2SiO2.3H2O),

Ca(OH)2, 3CaO.Al2O3.6H2O, nCaO.Fe2O3.mH2O (hay gặp ở dạng 3CaO. Fe2O3.6H2O)

và 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O. Các khoáng hyđrat biến đổi sẽ làm cho xi măng rắn

chắc. Để đánh giá chất lượng xi măng người ta dựa vào các thông số khác nhau. Nhưng

thông số quan trọng nhất là mác xi măng. Hiện nay trên thế giới thường dùng 2 phương

pháp để xác định mác xi măng: phương pháp vữa cứng và phương pháp vữa dẻo.

Đôi khi trong lúc nghiền xi măng người ta còn cho thêm 1 số phụ gia hoạt tính: xỉ,

puzôlan, trêpen v.v…Những phụ gia này làm tăng tính bền của xi măng pooclăng, vì

thành phần hoạt tính của phụ gia (SiO2 hoạt tính) sẽ tác dụng với Ca(OH)2 trong xi măng

pooclăng khi trộn với nước để tạo ra silicát canxi ngậm nước bền hơn trong môi trường

tự nhiên.

Ximăng đặc biệt: để chế tạo ximăng đặc biệt người ta thường dùng các biện pháp

sau đây:

+ Điều chỉnh thành phần khoáng vật và cấu trúc của clanke ximăng

+ Dùng các phụ gia vô cơ và hữu cơ để điều chỉnh tính chất và tăng hiệu quả kinh tế

+ Điều chỉnh thành phần hạt và tăng độ mịn của ximăng.

 

 

7-5

[ ,

 

 

 

 

Chương 7. Chất kết dính vô cơ

Công nghệ sản xuất ximăng xem hình 7.3



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7.3. Công nghệ sản xuất ximăng

Một số loại ximăng đặc biệt thường gặp là: ximăng pooclăng rắn nhanh (C3S và

C3A chiếm khoảng 60-65% thể tích), ximăng poóclăng bền sunfat (C3S và C3A chiếm

khoảng < 50% và < 5% thể tích), ximăng có phụ gia hữu cơ (cho thêm phụ gia hoạt động

bề mặt), ximăng poóclăng có phụ gia vô cơ (đá trầm tích diatômít, trepen, đá có nguồn

gốc núi lửa, tro nhiệt điện, xỉ lò cao), ximăng pooclăng trắng và màu (đá vôi và đất sét

sạch) , ximăng aluminat (chứa thành phần CaO.Al2O3, đá vôi), ximăng nở và ximăng

không co ngót (tổ hợp của một số chất kết dính, nhưng hiệu quả nhất là

3CaO.Al2O3CaSO4.31H2O).



 

7-6

 

 


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn