Chương 8.Chống tiếng ồn và chấn động trong xây dựng.
Chương 8.
CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ
CHẤN ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG.
8.1.Phân tích nguồn phát sinh và tác hại của tiếng ồn và rung động trong
xây dựng.
8.1.1.Tiếng ồn.
8.1.1.1.Định nghĩa.
Tiếng ồn là danh từ chung để chỉ những âm thanh gây khó chịu, quấy rối điều kiện
làm việc nghỉ ngơi của con người.
Trong sản xuất và sinh hoạt luôn phát sinh ra tiếng ồn, gây tác động có hại đến cơ
thể con người, làm giảm năng suất lao động.
8.1.1.2.Tác hại của tiếng ồn.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến cơ thể phụ thuộc vào tính chất vật lý của nó như cường độ,
tần số, âm phổ...
Làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, hệ thần kinh và các hệ thống chức năng
khác bên trong cơ thể con người.
Nếu tác động của tiếng ồn lặp lại nhiều lần làm cho cơ quan thính giác không còn
khả năng hồi phục trạng thái ban đầu dẫn đến bệnh nặng tai và điếc.
Tiếng ồn có cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung
ương, nếu kéo dài sẽ gây ra huỷ hoại sự hoạt động của não (đau đầu, chóng mặt).
Có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch (gây rối loạn nhịp tim) ảnh hưởng đến
co bóp của dạ dày gây viêm dạ dày do hệ thần kinh bị căng thẳng, cao huyết áp.
8.1.2.Rung động.
81.2.1.Định nghĩa.
Là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hay trục đối xứng xê
dịch trong không gian hoặc có tính thay đổi theo chu kỳ biến dạng.
8.1.2.2.Ảnh hưởng.
Lên hệ thần kinh, hệ tim mạch và các bệnh lý. Gây bệnh đau xương khớp, gây thêm
bệnh rung động nghề nghiệp.
8.1.3.Sự phát sinh ra tiếng ồn và rung động.
8.1.3.1.Tiếng ồn.
Theo nguồn phát sinh:
Tiếng ồn cơ khí: Do sự làm việc của máy móc, do sự va chạm giữa các vật thể trong
các thao tác làm việc cơ khí.
Tiếng ồn khí động: Do chất lỏng hoặc hơi khi chuyển động với vận tốc lớn..
Tiếng ồn của các máy điện: Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong
máy, sự rung động của các chi tiết và các đầu nối.
Theo chỗ xuất hiện tiếng ồn:
8-1
Chương 8.Chống tiếng ồn và chấn động trong xây dựng.
Tiếng ồn trong các nhà xưởng
Tiếng ồn trong sinh hoạt
8.3.Các thông số đặc trưng và ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động.
8.3.1.Tiếng ồn.
Các thông số vật lý đặc trưng cường độ, tần số, phổ tiếng ồn...
Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào mức ồn (cường độ ồn).
Khi mức ồn từ 100 đến 120dB, với tần số thấp từ 80 đến 95 dB vừa và cao đều gây
ra sự thay đổi không hồi phục của các cơ quan thính giác.
Khi mức ồn từ 130 đến 150dB gây huỷ hoại cơ quan thính giác (gây thủng màng
nhĩ).
LR = L 0 − 20.lgR −
R.∆L
1000
(8. 1)
L0: Mức ồn cách nguồn phát sinh khoảng 1m [dB].
Lr: Mức ồn phát sinh khoảng r [dB].
r: Khoảng cách từ điểm khảo sát đến nguồn ồn.
l: Sức tắt dần của tiếng ồn trong không khí với khoảng cách 1000mm, phụ thuộc
vào tần số.
Tần số tiếng ồn cao ảnh hưởng lớn đến cơ quan thính giác.
Phổ của nó cũng ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
8.3.2.Rung động.
Các thông số đặc trưng cho biên độ dao động (A), tần số (f).
Vận tốc v=A.2ðf.
Gia tốc ù=A.(2ðf)2.
Đặc trưng cảm giác của người chịu tác động rung động cho trong bảng sau:
Bảng 8.1 Đặc trưngcảm giác của người chịu tác dụng rung động
8.3.Các biện pháp phòng chống.
8.3.1.Phòng chống tiếng ồn.
8-2
Tác dụng của dao động
|
Gia tốc khi tần số từ 1 đến
2
10Hz (mm/s )
|
Vận tốc khi tần số từ 10
đến 100Hz (mm/s)
|
Không cảm thấy
Cảm thấy ít (yếu)
Cảm thấy vừa dễ chịu
Cảm thấy mạnh (khó chịu)
Có hại khi tác dụng lâu
Rất hại
|
10
140
125
400
1000
Trên 1000
|
0,16
0,64
2,00
6,40
16,40
Trên 16,0
|
|
|
Chương 8.Chống tiếng ồn và chấn động trong xây dựng.
8.3.1.1 Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ, có thể bằng nhiều
phương pháp khác nhau.
- Thay chuyển động tiến lùi bằng các chuyển động xoay của chi tiết máy.
- Thay ổ bi lắc bằng ổ bi trượt.
- Thay lỗ khoan đinh tán bằng đường hàn.
8.3.1.2 Làm cách âm các phòng với nguồn ồn
- Phủ bề mặt máy phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn.
- Bố trí các bộ phận phát ra tiếng ồn ở cuối gió và tuân theo khoảng cách qui định.
- Trồng cây xanh xung quanh xưởng để tạo ra vùng chống ồn.
- Dùng các thiết bị ngăn cách xưởng ồn.
8.3.1.3 Điều khiển từ xa các máy có tiếng ồn từ buồng cách âm phải bố trí đảm bảo
nhìn được dễ dàng.
8.3.1.4 Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: dùng bông bọt đặc biệt, băng bịt tai
hoặc bao lỗ tai bằng cao su.
8.3.2.Chống rung động.
- Thiết kế các thiết bị rung động mới hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động và
điều khiển từ xa, hiện nay ở các nhà máy người ta đã dùng các loại máy: Máy đúc
khuôn bán tự động…
- Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác động có hại của rung động tại nơi làm
việc. Làm giảm sự rung động qua đất bằng cách áp dụng mạch cách âm, lấp khe hố
móng rung động bằng amiăng rời, sẽ làm cản trở sự phát triển của rung động ra
ngoài phạm vi khe lấp, làm ngăn cách rung động cho các máy tại chỗ làm việc dùng
các tấm lớn đặt lên các gối tựa đàn hồi trên nền rung động.
- Nghiên cứu các phương pháp mới để đúc khuôn bêtông.
Hiện nay người ta đang tiến hành thí nghiệm chế tạo các linh kiện BTCT bằng
phương pháp đổ các chất phụ gia và vữa riêng.
Ở trong nhà máy bêtông người ta còn dùng băng truyền đổ bêtông từ xa.
- Sử dụng các thiết bị phòng hộ cá nhân, sử dụng giày chống rung có đế bằng cao su
hay lò xo, sử dụng găng tay đặc biệt có lớp lót dày bằng cao su tại lòng bàn tay (khi
điều khiển đầm rung).
8-3
|