Chương 9.Chiếu sáng trong xây dựng.
Chương 9.
CHIẾU SÁNG TRONG XÂY DỰNG.
9.1. Ảnh hưởng của chiếu sáng đến vệ sinh và an toàn lao động.
Việc chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc, công xưởng, công trường là vấn đề quan
trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh bảo đảm an toàn lao động và nâng cao năng suất lao
động.
Khi ánh sáng không đủ người lao động phải nhìn căng mắt, tăng sự mệt mỏi, chậm
sự phản xạ thần kinh, lâu ngày làm giảm thị lực và có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra
chấn thương và tai nạn lao động.
Khi ánh sáng chói loà cũng dẫn tới giảm sự thụ cảm của mắt dẫn đến hậu quả như
trên.
Việc chọn đèn chiếu sáng không đúng dễ gây ra cháy nổ nguy hiểm.
Vì vậy việc chiếu sáng tại nơi làm việc, các công trường xây dựng phải được tính
toán theo quy phạm của nhà nước.
Các hình thức chiếu sáng:
Chiếu sáng tự nhiên: là sự chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, có tác động sinh học tốt
với cơ thể.
Chiếu sáng nhân tạo là chiếu sáng do ánh đèn.
9.2. Chiếu sáng tự nhiên.
Có thể đưa chiếu sáng vào nhà bằng cách:
- Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao.
- Chiếu sáng bên cửa sổ ở tường ngoài.
- Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên.
Đặc điểm của ánh sáng này là thay đổi theo thời gian trong ngày, theo mùa, theo
thời tiết.
Chiếu sáng tự nhiên lấy theo quy phạm “Chiếu sáng tự nhiên cho các CTXD”
TCXD29-68.
Sự chiếu sáng tự nhiên trong phòng so với ngoài trời được đánh giá bằng hệ số
chiếu sáng tự nhiên å.
E1: Độ chiếu sáng trong phòng (là mật độ quang thông bề mặt F đổ lên 1 bề mặt S)
F
S
En: Độ chiếu sáng ngoài trời.
Đơn vị là: E: Lux (lx) F: Luymen (lm)
9.3.Chiếu sáng nhân tạo.
9-1
Chương 9.Chiếu sáng trong xây dựng.
Tại các công trường xây dựng, đảm báo ánh sáng phân bố đều thì nên tổ chức chiếu
sáng chung hoặc kết hợp.
Nguồn chiếu sáng là dùng đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn đặc biệt và đèn hồ
quang điện. Với đèn dây tóc phải dùng chao đèn tránh gây loá mắt.
Đèn huỳnh quang phân tán ánh sáng tốt hơn nên được dùng nhiều hơn. Song loại
này cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, đèn hay bị nhấp nháy với mạng điện
xoay chiều hoặc trong lưới điện có phụ tải lớn.
Tính toán chiếu sáng nhân tạo có thể tiến hành bằng các cách sau:
9.3.1. Phương pháp điểm.
Dùng tính toán chiếu sáng cho các xưởng, công trường và các phòng sản xuất khác
được chiếu sáng bằng đèn chiếu thẳng có tường và trần với hệ số phản chiếu nhỏ.
Độ rọi tại điểm A trên bề mặt làm việc điểm treo đèn O cách bề mặt là H.
O
á
Hình 9_ 1 Sơ đồ tính theo phương ngang
Theo phương ngang:
Fm =
dF
dS
I .cos 2 á
k.H2
k: Hệ số an toàn kể đến độ bụi bẩn của bóng đèn.
Ia: Xác định theo độ cong phổ ánh sáng.
a: Góc nghiêng giữa phương đứng và hướng chiếu sáng.
Trên mặt đứng:
En.tgá = E d = En.
L
H
(9.4)
Là hình chiếu đứng của chiếu sáng lên bề mặt.
9.3.2. Phương pháp hệ số sử dụng quang thông.
Phương pháp này có kể đến quang thông từ các nguồn chiếu sáng, cũng như nó
phản chiếu từ tường, trần và các thiết bị.
Công thức tính toán cơ bản
Chương 9.Chiếu sáng trong xây dựng.
F: Quang thông của mỗi điểm đèn(lm)
E: Độ rọi tối thiểu (QP).
k: Hệ số an toàn k=1,3÷2).
S: Diện tích chiếu sáng.
n: Hệ số sử dụng quang thông.
N: Số bóng đèn.
z: Tỷ số độ rọi (Trung bình/Tối thiểu) z=1÷2,2.
Từ công thức này ta tính được quang thông của đèn sau đó tra trong sổ tay chọn loại
đèn có công suất tương đương.
9.3.3. Phương pháp tính theo công suất sáng.
Là phương pháp đơn giản nhất nhưng kém chính xác.
Xác định độ rọi theo công suất sáng (w/m2).
P=0,254.E.K.
P: Công suất sáng (w/m2) có thể lấy trong sổ tay
E: Độ rọi tối thiểu (lx).
0,25: Hệ số chuyển đổi đơn vị (1lx=0,25w/m2).
K: Hệ số an toàn.
Số lượng bóng đèn.
P.S
Pd
S: Diện tích khu vực chiếu sáng.
Pd: Công suất 1 bóng đèn.
ã.
Chiều cao treo đèn phụ thuộc vào công suất đèn, độ phản chiếu và trị số góc bảo vệ
Khoảng cách các đèn =1,2÷1,2h.
Song độ chiếu sáng còn phụ thuộc vào mức sạch bẩn của tường trần, cửa kính, bóng
đèn. Cho nên cần phải thường xuyên vệ sinh trong nhà, lau bụi bẩn, quét vôi ve, lau bóng
đèn cũ.
9.4. Đèn pha chiếu sáng.
Ngoài công trường thi công cần phải chiếu sáng trên diện tích lớn nên phải sử dụng
hệ thống đèn pha.
Đèn pha rải ra chùm ánh sáng có bộ phận phản chiếu bằng bạc hình parabol (dùng
chiếu sáng trên công trường xây dựng).
Đèn pha để chiếu sáng mặt đường, đèn pha được đặt trên các trụ đèn, khoảng cách
từ 400-500m.
Khi diện tích chiếu sáng không lớn hơn 4000÷5000m2 có bề rộng nhỏ hơn 100m
thường sử dụng đèn dây tóc có công suất 300,500W đặt trên trụ cao 15m.
9-3
Chương 9.Chiếu sáng trong xây dựng.
Khi b=(100÷150)m đặt trên trụ cao 20m.
Khi b=(150÷300)m đặt trên trụ cao 30m.
9-4
|